Rau mầm tốt cho sức khỏe thế nào?
Chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, rau mầm được rất nhiều người lựa chọn bởi những lợi ích sức khỏe mà loại rau này mang lại. Rau mầm được các bà nội trợ tin tưởng và sử dụng chế biến thành các món ăn đa dạng như xào, lẩu, súp, các món cuộn, trộn salad hay ăn kèm cùng các loại bánh, thịt, hải sản… Vậy rau mầm là gì? Rau mầm có công dụng gì?
Rau mầm là loại loại rau non và sạch nên hàm lượng dinh dưỡng có trong rau mầm cao gấp 5 lần rau thông thường |
Thành phần của rau mầm chứa nhiều vitamin và các chất khoáng hữu cơ, axit amin, chất đạm, các enzym có ích, và các chất phytochemical. Các chất này cần thiết cho sự phát triển của cây mới nảy mầm, đồng thời cũng rất quan trọng đối với sức khỏe con người.
Rau mầm là gì?
Rau mầm là loại loại rau non và sạch nên hàm lượng dinh dưỡng có trong rau mầm cao gấp 5 lần rau thông thường. Rau mầm được canh tác bằng các loại hạt giống thông thường như: Củ cải, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải tùa xại, cải tần ô, rau muống, hành tây, đậu xanh, đậu đỏ… Mùi vị của rau mầm được nhiều người nhận xét rằng thơm ngon hơn các loại rau khác.
Rau mầm có thời gian canh tác ngắn, từ 4 – 15 ngày tuổi là có thể thu hoạch. Rau mầm được chia làm 2 loại rau mầm trắng và rau mầm xanh:
Rau mầm trắng: Tạo thành khi hạt phát triển trong điều kiện không có ánh sáng nên có thân trắng và lá mầm nhỏ màu hơi vàng, phổ biến nhất là: giá đỗ xanh, giá đậu tương, mầm cỏ linh lăng…
Rau mầm xanh: Tạo thành khi hạt phát triển trong điều kiện có ánh sáng nên thân trắng hơi xanh và lá mầm xanh như rau mầm các loại cải, một số loại đậu, đỗ…
Công dụng của rau mầm
Rau mầm chứa một lượng chất xơ cao, vitamin B phức tạp và protein. Ví dụ, trong giá đậu xanh cung cấp 32 calo và 0,84 gam chất xơ mỗi chén và 21 – 28 % protein. Đồng thời, rau mầm cũng chứa enzym tiêu hóa và một số thành phần cao cấp nhất của chất chống oxy hóa. Trong một chén rau mầm chứa 119 %vitamin C mà cơ thể cần trong ngày. Ngoài ra, hợp chất có hại, như tannin có trong hạt được loại bỏ qua quá trình ngâm nước.
Kiểm soát đường trong máu
Kết quả của một cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chất chống oxy hóa sulphoraphanes trong mầm bông cải xanh có tác dụng phòng ngừa ung thư. Đồng thời, sulphoraphanes cũng có khả năng làm giảm kháng insulin và có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường.
Tốt cho tiêu hoá
Cấp độ của enzyme amylase trong hạt nảy mầm cao hơn những loại khác, giúp ích cho việc tiêu hóa carbohydrate thành đường. Bên cạnh đó, hạt nảy mầm cũng chứa các enzyme phytase có thể ngăn cơ thể hấp thu kim loại nặng.
Do chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nên một người bình thường chỉ cần ăn lượng rau mầm nhỏ bằng 1/10 - 2/10 rau trưởng thành. Nếu nhu cầu ăn bình thường là 500g rau trưởng thành/ngày thì chỉ nên ăn lượng tương đương là 50g rau mầm/ngày. Nhưng cũng không nên ăn rau mầm thay thế hoàn toàn rau lớn, mà nên ăn xen kẽ nhau.
Rau mầm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng không phải rau mầm nào cũng tốt, cũng vô hại. Một số loại rau mầm không được sử dụng như: Mầm cây sắn, mầm khoai lang, mầm đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim vì chúng có hàm lượng lớn glucozid sản sinh axít cyanhydric khiến cơ thể dễ bị nhiễm độc. Vì thế, khi chọn mua rau mầm bạn nên chọn mua loại có nguồn gốc, uy tín, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. |