Chủ nhật 22/12/2024 20:58

Quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế tăng theo lương cơ sở như thế nào?

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng nên quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế cũng tăng lên.

Tăng quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế

Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở được điều chỉnh lên 2.340.000 đồng/tháng theo Nghị định số 73/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ. Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế cũng được điều chỉnh.

Chính sách bảo hiểm y tế ngày càng tạo điều kiện cho mọi người dân, nhất là các nhóm người yếu thế đều được tiếp cận, tham gia và thụ hưởng

Cụ thể, đối với bảo hiểm y tế hộ gia đình, theo Điểm e, Khoản 1, Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình theo tháng như sau:

Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Đối với học sinh, sinh viên mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh sinh viên tự đóng 70%).

Bên cạnh việc tăng mức đóng bảo hiểm y tế thì quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế của người dân cũng được tăng lên.

Cụ thể, quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế trong khám chữa bệnh tăng như sau: Tăng mức chi phí khám chữa bệnh không phải cùng chi trả bảo hiểm y tế từ 270.000 đồng lên 351.000 đồng cho 1 lần khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Mức chi trả tối đa cho một lần sử dụng dịch vụ cao, chi phí lớn tăng từ 81.000.000 đồng lên 105.300.000 đồng.

Đi khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến huyện không có hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng, tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở và tăng từ 900.000 đồng lên 1.170.000 đồng.

Đi khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh mà không có hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng, tối đa không quá 1 lần mức lương cơ sở và tăng từ 1.800.000 đồng lên 2.340.000 đồng.

Đi khám chữa bệnh nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương mà không có hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, quỹ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng, tối đa không quá 2,5 lần mức lương cơ sở và tăng từ 4.500.000 đồng lên 5.850.000 đồng.

Tăng điều kiện tiếp cận, tham gia và thụ hưởng các lợi ích

Chính sách bảo hiểm y tế là một trong những trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội. Với ý nghĩa, giá trị nhân văn, thiết thực, chính sách bảo hiểm y tế đã ngày càng phát triển và hoàn thiện, tạo điều kiện cho mọi người dân, nhất là các nhóm người yếu thế đều được tiếp cận, tham gia và thụ hưởng các lợi ích, giá trị nhân văn, thiết thực của chính sách ưu việt này.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tăng dần qua các năm, tiệm cận mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân. Năm 2008, toàn quốc có 39,7 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, tỷ lệ bao phủ đạt 46,1% dân số, đến năm 2015 đạt tỷ lệ 74.87% thì đến hết năm 2023 đạt tỷ lệ bao phủ 93,35% dân số (tương ứng với 93,6 triệu người tham gia bảo hiểm y tế).

Ngoài ra, trong 15 năm qua, số lượt người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám chữa bệnh tăng qua từng năm. Theo đó, trong 15 năm đã có trên 2.120 triệu lượt người khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Năm 2023 có trên 174 triệu lượt khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (tăng gần 2 lần so với năm 2009) của trên 39 triệu người sử dụng thẻ bảo hiểm y tế.

Đồng thời, Quỹ Bảo hiểm y tế đã chi trả gần 1 triệu tỷ đồng cho khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Năm 2023, số chi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ Quỹ Bảo hiểm y tế khoảng 123 nghìn tỷ đồng, gấp 8 lần so với năm 2009. Quỹ Bảo hiểm y tế đã thực

Đặc biệt, bên cạnh gia tăng quyền lợi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, thời gian qua, người tham gia bảo hiểm y tế còn được thụ hưởng nhiều lợi ích, tiện ích từ công tác cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, thực hiện Đề án số 06 của Chính phủ. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được toàn ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tập trung ưu tiên triển khai nhằm vừa tạo thuận lợi, phục vụ tốt người bệnh bảo hiểm y tế, vừa chống trục lợi, tối ưu Quỹ Bảo hiểm y tế.

Theo đó, hiện số lượng thủ tục, giấy tờ, biểu mẫu, hồ sơ, thời gian thực hiện được ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam giản lược tối đa; đẩy mạnh giao dịch điện tử (người dân, doanh nghiệp có thể tương tác, giao dịch trực tuyến với cơ quan BHXH 24/7): Bộ thủ tục hành chính được cắt giảm từ 114 thủ tục (năm 2015) chỉ còn 25 thủ tục; trong đó 100% thủ tục được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4 giúp người dân giao dịch với cơ quan BHXH nhanh nhất, cải cách, thuận lợi nhất.

Đặc biệt, đến nay, theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, 100% cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (12.851 cơ sở) trên toàn quốc đã triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân, vừa rút ngắn thời gian, thủ tục khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng phục vụ, vừa giúp quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ Bảo hiểm y tế, chống trục lợi quỹ.

Qua đó, theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam không chỉ giúp người bệnh được đơn giản hóa thủ tục khám chữa bệnh, không phải lo lắng việc bảo quản hay quên thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh mà còn đảm bảo tính bảo mật, an toàn dữ liệu thông tin khám chữa bệnh; tiết kiệm thời gian đón tiếp, hướng dẫn của cơ sở khám chữa bệnh; đồng thời quản lý Quỹ Bảo hiểm y tế hiệu quả, chống trục lợi quỹ.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm y tế

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 2 năm

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm