Chủ nhật 29/12/2024 05:40

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông: Xác định 3 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội

Tại "Hội thảo góp ý quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050", các đơn vị tư vấn đã đề xuất 3 trụ cột phát triển kinh tế - xã hội.

Nhằm nhận diện rõ hơn và đề xuất các giải pháp khắc phục triệt để tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, UBND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Hội thảo góp ý quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch) được thực hiện bởi Liên danh tư vấn (gồm: Phân viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp Miền Nam, Viện quy hoạch xây dựng thành phố Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu Kinh tế phát triển - Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Viện Tài nguyên và Môi trường, Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam).

UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức "Hội thảo góp ý quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050"

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đặt ra yêu cầu: Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ nhận diện rõ hơn và đề xuất các giải pháp hữu hiệu khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế trong thời gian qua; đặc biệt là đề xuất các phương án phát triển, đề xuất ngành, lĩnh vực phát triển phù hợp trên từng vùng, từng khu vực và giai đoạn phát triển và đề xuất không gian phát triển cho giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 để tỉnh Đắk Nông phát huy, khai thác hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, khẳng định vị thế của tỉnh và góp phần xứng đáng vào sự phát triển của vùng Tây Nguyên và cả nước, đạt được mục tiêu “trở thành tinh trung bình khả vào năm 2025 và tỉnh phát triển khá vào năm 2030 của vùng Tây Nguyên và đến năm 2045, trở thành tỉnh phát triển của vùng Tây Nguyên, có mức thu nhập bình quân cao hơn bình quân chung cả nước” như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đã đề ra.

Nhận định và tầm quan trọng của Quy hoạch, tỉnh Đắk Nông đã mời tư vấn phản biện là Viện nghiên cứu phát triển Phương Đông và 02 đơn vị tư vấn hàng đầu thế giới: Công ty TNHH Roland Berger (Đức) ; Công ty tư vấn Mckinsey & Company (Hoa Kỳ).

Trên cơ sở phân tích, đánh giá sát thực tiễn và dự báo xu hướng phát triển trong và ngoài nước, bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII, đơn vị tư vấn đề xuất mục tiêu tổng quát phát triển tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: “Xây dựng tỉnh Đắk Nông trở thành địa phương có nền kinh tế năng động và bền vững của vùng Tây Nguyên.

Theo đó, công nghiệp là động lực cho tăng trưởng đưa Đắk Nông trở thành trung tâm công nghiệp bôxít - nhôm và sau nhôm của quốc gia; là trung tâm năng lượng tái tạo của vùng Tây Nguyên. Phát triển du lịch trở thành trung tâm của du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái dựa trên lợi thế về khí hậu, cảnh quan. Tái cơ cấu, chuyển đổi nền nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, bền vững, liên kết theo chuỗi giá trị, tạo giá trị gia tăng cao, gắn với thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, đô thị, nông thôn và hạ tầng xã hội được đầu tư hệ thống và đồng bộ. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, người dân có mức sống, thu nhập khá trong vùng Tây Nguyên. Đảm bảo hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, bảo vệ môi trường và cảnh quan bền vững. Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Tây Nguyên. Dự thảo Quy hoạch định hướng phát triển Đắk Nông”.

Ba trụ cột phát triển kinh tế của Đắk Nông trong giai đoạn tới được đề xuất gồm Tổ hợp công bôxít - nhôm - luyện kim và công nghiệp năng lượng sạch; Nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với thị trường và Du lịch.

Đơn vị tư vấn đề xuất lộ trình phát triển, mục tiêu cần đạt ở 3 mốc thời gian quan trọng: 2025; 2030 và tầm nhìn đến 2050 với các kịch bản, giải pháp tổ chức thực hiện cụ thể.

Ba trụ cột kinh tế của tỉnh Đắk Nông được xác định là Công nghiệp; Nông nghiệp công nghệ cao và Du lịch nghỉ dưỡng.

Trong thời gian diễn ra Hội thảo, sau khi nghe đơn vị tư vấn trình bày ý tưởng Quy hoạch, các đại biểu dự Hội thảo đã thảo luận, phản biện, đánh giá về các nội dung quan điểm phát triển, mục tiêu, kịch bản phát triển, các nhiệm vụ trọng tâm và các khâu đột phá thời kỳ 2021- 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Qua đó đề xuất ý tưởng đột phá và chiến lược cho tỉnh Đắk Nông, đồng thời đưa ra phương án phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, phương án phát triển hệ thống đô thị, nông thôn, hệ thống các khu chức năng; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; phương án vùng liên huyện, vùng huyện thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đánh giá tác động môi trường chiến lược khi thực hiện Quy hoạch.

Ông Hồ Văn Mười, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, Quy hoạch Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc hoạch định tầm nhìn dài hạn để phát triển tỉnh Đắk Nông. Quy hoạch tỉnh là sản phẩm của tinh thần đổi mới, sáng tạo, phát huy sức mạnh tập thể, khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Nông phát triển năng động, bền vững. Đây không phải là trách nhiệm riêng của cơ quan được giao nhiệm vụ lập quy hoạch, mà còn có sự tham vấn của các chuyên gia, nhà khoa học.

Chính vì vậy, hiện nay tỉnh đang đi đúng lộ trình đã đề ra. Trong quá trình tổ chức, thực hiện, tỉnh Đắk Nông luôn lắng nghe, thấu hiểu, cảm nhận được tất cả những lời góp ý của những nhà khoa học, các chuyên gia, các đồng chí nguyên lãnh đạo và lãnh đạo của tỉnh, các Bộ ban ngành Trung ương, đặc biệt là sự góp ý của các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty cho Đắk Nông. Tỉnh Đắk Nông nhận thấy được rằng, hội thảo lần này có nhiều ý kiến rất hay, sát với thực tế. Tỉnh Đắk Nông tin rằng, hội thảo lần này sẽ thu được kết quả rất tốt cho kế hoạch phát triển của địa phương.

“Qua Hội thảo lần này, quy hoạch sắp tới đây sẽ được hoàn chỉnh. Đặc biệt là quy hoạch lần này vẫn tập trung cho 3 trụ cột kinh tế của tỉnh là: Công nghiệp; Nông nghiệp công nghệ cao và Du lịch nghỉ dưỡng. Để phát triển kinh tế tập trung quy hoạch này, tỉnh Đắk Nông vẫn bám sát 3 trụ cột kinh tế trên, tuy nhiên để đẩy mạnh nhanh trong thời gian sớm nhất, tôi tin rằng lĩnh vực nông nghiệp và lĩnh vực du lịch sẽ là động lực và lĩnh vực công nghiệp trong tương lai gần có thể chưa thu được kết quả nhanh nhất nhưng mà sẽ là trụ cột trong tương lai”, ông Mười cho biết.

Có những chia sẻ về lộ trình phát triển của /chu-de/tinh-dak-nong.topic, TS. Nguyễn Trọng Uyên, Nguyên Viện phó Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, một trong những điểm cần quan tâm của quy hoạch tỉnh Đắk Nông lần này đó là phải phát huy được những đặc thù, những khác biệt và khắc phục những cái tương đồng giữa vùng, miền và các tỉnh lân cận.

“Chính vì thế, đối với tỉnh Đắk Nông, qua quá trình phân tích, chúng tôi đã tập trung vào những đặc thù như tiềm năng về khai thác bô-xít với trữ lượng lớn nhất cả nước, tiềm năng về du lịch như hang động núi lửa, hồ Tà Đùng hay những đặc thù về vị trí khi là cửa ngõ phía Nam của vùng Tây Nguyên, nó có thể kết nối thuận lợi với duyên hải miền Trung hay Đông Nam Bộ, nói rộng hơn là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đó là những nét đặc thù riêng mà tỉnh Đắk Nông cần phải phát huy. Còn những đặc thù chung về sản phẩm nông sản, các loại cây công nghiệp thì tỉnh Đắk Nông cần tạo ra được liên kết vùng cùng nhau phát triển, hạn chế cạnh tranh lẫn nhau”, ông Uyên gợi ý.

Đức Thảo

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững