Chủ nhật 11/05/2025 14:34

Quy định những biện pháp mới về quản lý nhập khẩu của Algeria

Nhằm giảm kim ngạch nhập khẩu, Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria gần đây đã ban hành quy định những biện pháp mới về quản lý nhập khẩu.

Nhằm giảm kim ngạch nhập khẩu, khuyến khích sử dụng hàng sản xuất trong nước, Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria gần đây đã ban hành quy định những biện pháp mới về quản lý nhập khẩu.

Trong Công văn ngày 24/4/2022 gửi giám đốc các ngân hàng và cơ sở tài chính, Hiệp hội các ngân hàng và cơ sở tài chính Algeria (ABEF) đã truyền đạt thông báo của Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu, yêu cầu các doanh nghiệp phải có thêm 01 chứng nhận của Cục Xúc tiến ngoại thương Algeria (Algex) rằng mặt hàng cần nhập khẩu chưa có sẵn trên thị trường. Mục đích là hạn chế nhập khẩu các mặt hàng mà Algeria đã sản xuất được thông qua kênh thanh toán ngân hàng.

ABEF nêu rõ các doanh nghiệp nhập khẩu cần phải truy cập một nền tảng điện tử của Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu giới thiệu các sản phẩm địa phương và các doanh nghiệp cung cấp hàng của Algeria trong các lĩnh vực để kiểm tra xem sản phẩm cần nhập hiện có thiếu trên thị trường sở tại hay không.

Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu Algeria đã công bố danh mục hơn 400.000 sản phẩm địa phương đăng trên nền tảng kỹ thuật số để doanh nghiệp tra cứu (https://www.commerce.gov.dz/cartographie). Đây là những sản phẩm trung gian, sẵn sàng sử dụng, được sản xuất tại Algeria có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước. Chính quyền sở tại cũng có thể cấm nhập khẩu dần dần hoặc vĩnh viễn những mặt hàng này sau khi kiểm tra tính sẵn có trên thị trường Algeria.

Sau đó, kể từ ngày 25/4/2022, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa phải gửi đơn thông qua đường link https://www.commerce.gov.dz/import để xin Cục Xúc tiến ngoại thương Algeria (ALGEX) cấp giấy chứng nhận hàng chưa có sẵn trên thị trường Algeria trước khi gửi hồ sơ nhập khẩu đến ngân hàng thanh toán.

Những mặt hàng được miễn giấy xác nhận ALGEX

Sau khi áp dụng quy định trên, một số Bộ của Algeria đã làm việc với Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu về vấn đề này. Ngày 26/5/2022, Bộ Công nghiệp dược phẩm Algeria đã thông báo cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực dược rằng những sản phẩm chủ yếu, có giá trị chữa bệnh cao, không sản xuất được tại địa phương hoặc lượng sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước sẽ được miễn giấy chứng nhận của Cục Xúc tiến ngoại thương (ALGEX).

Ngày 29/5/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Algeria cũng ra thông cáo, các doanh nghiệp nhập khẩu hàng thiết yếu cho hoạt động nông nghiệp được miễn nghĩa vụ xuất trình chứng nhận của Cục Xúc tiến ngoại thương Algeria (ALGEX) với ngân hàng thanh toán.

Cụ thể là những mặt hàng nông nghiệp có nguồn gốc thực vật và động vật như giống, cây trồng, sản phẩm vệ sinh thực vật sử dụng trong nông nghiệp, thiết bị tưới tiêu và động vật sống, kể cả thức ăn gia súc và thuốc thú y. Việc miễn xuất trình giấy này chỉ có thời hạn 6 tháng, sau đó doanh nghiệp nhập khẩu lại tiếp tục hỏi ý kiến Bộ Thương mại và Xúc tiến xuất khẩu cũng như tra cứu nền tảng kỹ thuật số để xin giấy chứng nhận của ALGEX.

Hoàng Đức Nhuận - Thương vụ VN tại Algeria
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Algeria

Tin cùng chuyên mục

Mời tham dự Hội nghị giao thương Việt Nam - Senegal

Việt Nam tham dự Triển lãm quốc tế InDEX 2025 tại Kerala

Tuần hàng Việt tại Malaysia: Cà phê, nông sản tới tấp người mua

Brazil gỡ lệnh cấm, cá rô phi Việt Nam trở lại 'đường đua' xuất khẩu

Nước mắm Việt 'theo chân' cơm tấm chinh phục thị trường Nhật Bản

Từ cảng Koper đến EVFTA: Việt Nam và Slovenia tăng tốc liên kết

'Bắt tay' Áo, Việt Nam tiến gần hơn tới công nghiệp bán dẫn hiện đại

Việt Nam và Tunisia tăng cường hợp tác thương mại

Sau chỉ đạo của Tổng Bí thư, thương vụ hiến kế để thương mại Việt Nam - Philippines đạt 10 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt gieo ‘mạch sữa lành’ trên đất bạn Campuchia

Nhiều doanh nghiệp lớn Bắc Âu đến Việt Nam tìm nguồn hàng

Lần đầu tiên Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Thương mại Việt Nam - Tây Ban Nha: Nhiều triển vọng tăng trưởng

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Kinh tế Campuchia tăng trưởng, doanh nghiệp Việt đón thời cơ mới

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ mời tham dự Triển lãm thực phẩm quốc tế World Food India 2025

Việt Nam kêu gọi doanh nghiệp Ấn Độ tham gia kết nối thị trường

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Mời tham dự Hội chợ ngành Thép Ấn Độ lần thứ 6 INDIA STEEL 2025