Thứ sáu 27/12/2024 19:14

Quốc hội trẻ em: Kiến nghị cách chống thuốc lá điện tử

Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần II năm 2024 với sự tham gia của 306 đại biểu trẻ em là những đội viên, thiếu niên tiêu biểu trong cả nước.

Chương trình thuộc phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" do Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức. Trong phiên họp, nhiều đại biểu “nhí” đã chất vấn (giả định) Bộ trưởng Bộ Y tế về tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các giải pháp ngăn chặn trong học đường.

Thuốc lá điện tử là thiết bị sử dụng pin làm nóng dung dịch điện tử (e-liquid) để tạo ra sol khí/khói cho người dùng hít vào. Thuốc lá điện tử rất đa dạng về hình dạng và kích thước. Thành phần chính gồm: nicotin, còn có propylene glycol và các chất tạo hương vị. Ngoài ra, chúng còn chứa thêm ít nhất 60 hợp chất hóa học khác. Nicotine là một chất gây nghiện cao có trong thuốc lá truyền thống, xì gà và các sản phẩm thuốc lá khác.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Diệp (đoàn Bình Định) nêu nhiều giải pháp quản lý chặt mua bán thuốc lá điện tử, tăng thuế để hạn chế người mua. Ảnh: Hà Quân

Các hợp chất chứa trong thuốc lá điện tử có nguy cơ cao gây ung thư. Ngoài ra, chúng có thể gây tổn thương phổi cấp tính như: viêm phổi, tắc nghẽn phế quản. Thuốc lá điện tử có thể gây nhiều nguy hại cho sức khỏe tim mạch: tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, huyết khối, nhồi máu cơ tim. Nicotine trong thuốc lá điện tử làm giảm lưu lượng máu, gây ra nguy cơ đau thắt ngực, suy tim, đột quỵ.

Theo bộ trưởng, thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các chất kích thích như rượu bia, ma túy là những mối đe dọa tới sức khỏe của trẻ em cũng như chất lượng giống nòi của đất nước.

“Chúng tôi vui mừng nghe được số liệu là 78,2% các em được tham khảo ý kiến là đề nghị cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng” - bà Lan nói.

Bà Lan hỏi lại 306 "đại biểu Quốc hội" trẻ em đồng ý cấm thuốc lá điện tử hay không thì 100% các em thống nhất giơ tay.

“Điều này thể hiện rằng các mong muốn của trẻ em cần được các cơ quan nghiên cứu một cách nghiêm túc. Các cơ quan làm chính sách phải dựa trên thực tiễn và phải hướng đến thế hệ tương lai.

Tại các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Canada… cho phép lưu hành thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhưng vẫn cấm trẻ em. Tuy vậy, thực tế lại khác. Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chia sẻ.

Ví dụ ở nước Mỹ, trước khi cho lưu hành, chỉ có 11% trẻ em có liên quan tới thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Sau khi lưu hành một thời gian ngắn, tỷ lệ trẻ em liên quan tới các loại thuốc lá này đã tăng lên gần 30%. Kể cả Nhật Bản, tỷ lệ trẻ em gái liên quan tới thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng tăng lên rất cao”, Bộ trưởng nói.

Theo bộ trưởng, các cơ sở y tế đã tiếp nhận hàng nghìn ca cấp cứu hoảng loạn, ảo giác vì thuốc lá điện tử.

Năm vừa qua chúng tôi thống kê được hơn 1.000 trường hợp như vậy và các em cũng có những di chứng rất lâu dài đến sức khỏe”, Bộ trưởng Đào Hồng Lan nói.

Bộ trưởng phân tích người sản xuất các loại thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng có chính sách tiếp thị khách hàng mới, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, rất tinh vi thông qua mẫu mã, mùi hương…

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng khẳng định tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và các chất kích thích khác đối với trẻ em là vô cùng nghiêm trọng.

Chúng tôi đã cấp cứu rất nhiều trẻ em liên quan đến vấn đề hoảng loạn, ảo giác, suy các bộ phận nội tạng. Chúng tôi trân trọng tiếp thu ý kiến của các em để hoàn thiện các chính sách, giải pháp ngăn chặn tác hại của thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử và trình Chính phủ, Quốc hội thời gian tới”, bà cho hay.

Từ những tác hại thuốc lá điện tử đưa đến, bạn nên ngưng ngay việc sử dụng chúng để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người thân quanh bạn. Nếu bạn chưa từng hút thuốc hoặc dùng các sản phẩm tương tự hay thuốc lá điện tử, đừng thử dù chỉ một lần.

Thanh Thanh
Bài viết cùng chủ đề: Phòng chống tác hại của thuốc lá

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Đào Hồng Lan: Ngành y tế còn nhiều khó khăn cần vượt qua trong năm 2025

Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ

Dòng sữa thanh trùng ít đường mới của Mộc Châu Milk được người tiêu dùng yêu thích

Bàn giải pháp giải quyết thách thức trong quản lý sức khỏe hô hấp

Phó Thủ tướng yêu cầu dành mọi ưu tiên cứu chữa người bị thương vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội

400 người dân tại Hưng Yên được khám, tư vấn bệnh hô hấp và sàng lọc ung thư phổi miễn phí

80 người tử vong vì bệnh dại, Bộ Y tế khuyến cáo khẩn

Bệnh nhân được trả góp viện phí tại Bệnh viện FV

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ ở Congo khiến nhiều người tử vong

Châu Á chiếm đến 58% số ca tử vong do ung thư trên toàn cầu

Dược phẩm Thái Minh ra mắt nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm mới

Bước tiến mới trong chăm sóc nhãn khoa tại Hải Phòng

Trí tuệ nhân tạo trở thành trợ thủ đắc lực trong khám chữa bệnh

Công bố khảo sát về tỷ lệ người hút thuốc lá ở các tỉnh, thành

Vụ hơn 300 người bị ngộ độc bánh mì ở Vũng Tàu: Chủ cơ sở bị phạt 125 triệu đồng

Việt Nam có khoảng 200.000 ca sốt xuất huyết mỗi năm

Bộ Công Thương triển khai tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS năm 2024

Nhiều năm liên tiếp, doanh nghiệp sữa Cô Gái Hà Lan nhận giải thưởng Top 100 doanh nghiệp bền vững Việt Nam