Quảng Ninh: Xử lý các điểm có nguy cơ sạt lở trên núi Bài Thơ xong trước ngày 10/6

UBND TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) đang khẩn trương triển khai các phương án khắc phục, xử lý các điểm có nguy cơ sạt lở trên núi Bài Thơ.
Tỉnh Quảng Ninh: Lý giải nguyên nhân tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp Tỉnh Quảng Ninh: Đề nghị truy tố đối tượng dùng súng bắn người yêu

Mới đây, một số điểm trên núi Bài Thơ (TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) ở khu vực mái che bài thơ cổ (phía đường ven biển Trần Quốc Nghiễn, TP Hạ Long) đã xuất hiện sạt lở đá, đây là lần thứ 2 kể từ đầu năm 2023 đến nay xảy ra tình trạng này. Rất may, trong những lần đá rơi không ảnh hưởng đến tính mạng của người dân và khách du lịch tham quan, vãn cảnh tại khu vực này.

Vị trí sạt lở nằm ở lưng chừng núi. Đây là nơi du khách và người dân thường ghé thăm bởi có bài thơ của vua Lê Thánh Tông được vua cho khắc trên vách núi vào mùa xuân năm Quang Thuận thứ 9, tức tháng 2/1468. Đây cũng là nơi có bài thơ được chúa Trịnh Cương cho khắc trên vách núi vào năm 1729 cùng nhiều bài thơ của các tao nhân mặc khách khác, lại nằm bên con đường ven biển đẹp nhất Hạ Long.

Khu vực mái che bài thơ cổ thuộc Khu di tích lịch sử và thắng cảnh núi Bài Thơ được phủ phim bao che toàn bộ
Khu vực mái che bài thơ cổ thuộc Khu di tích lịch sử và thắng cảnh núi Bài Thơ được phủ phim bao che toàn bộ

Theo lãnh đạo UBND phường Bạch Đằng (TP.Hạ Long): Ngay khi xuất hiện hiện tượng sạt lở đá, UBND phường Bạch Đằng đã báo cáo UBND TP Hạ Long và phối hợp với các đơn vị chức năng ghi nhận hiện trạng để có biện pháp giải quyết. Ngày 9/5, UBND TP Hạ Long đã quyết định tạm đóng cửa khu vực mái che bài thơ cổ để lên phương án thi công và ngày 26/5. Thành phố cũng đã có thông báo tổ chức tạm phân luồng giao thông đoạn đường ven biển đi qua khu vực này để tiến hành khắc phục tình trạng đá rơi trên núi.

Vị trí sạt lở nằm ở lưng chừng núi Bài Thơ.
Vị trí sạt lở nằm ở lưng chừng núi Bài Thơ.

Để xử lý tình trạng đá rơi, ngày 26/5, đơn vị thi công đã lắp đặt giàn giáo, dùng ván phủ phim bao che toàn bộ phía trên mái che Bài thơ cổ, đồng thời, bố trí nhân lực và cần cẩu chuyên dụng có khả năng vươn cao hơn 60m để tiến hành tháo gỡ, đưa tất cả những viên đá mồ côi và đất cát xuống mặt đất. Việc thi công được thực hiện hoàn toàn bằng phương pháp thủ công để không làm ảnh hưởng đến kết cấu của di tích.

Khảo sát thực tế của đơn vị thi công cho thấy, đây là một khe nước hở, có đất xen lẫn cát và một số viên đá mồ côi, trong đó có một tảng đá lớn với chiều dài 4m, cao 1,2m và rộng 1,2m đã mục chân, đang nằm kê trên phần đá non và đất đã sạt lở trước đó.

Đơn vị thi công dùng cần cẩu chuyên dụng để tiến hành tháo gỡ, đưa tất cả những viên đá có nguy cơ rơi xuống mặt đất
Đơn vị thi công dùng cần cẩu chuyên dụng để tiến hành tháo gỡ, đưa tất cả những viên đá có nguy cơ rơi xuống mặt đất

Hiện, đơn vị thi công đã vận chuyển được khoảng 30% khối lượng đất đá xuống. Sau khi tiến hành bóc tách hết đất đá, đơn vị sẽ dùng lưới B40 và phun bê tông để ngăn việc đất đá rơi trong thời gian tới.

Dự kiến việc xử lý các điểm có nguy cơ sạt lở sẽ xong trước ngày 10/6/2023.

Tiến Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Cấp sắc - Nghi lễ quan trọng bậc nhất trong đời người Dao Thanh Y

Cấp sắc - Nghi lễ quan trọng bậc nhất trong đời người Dao Thanh Y

Cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Cho phép khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế

Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách

Phát huy hiệu quả hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cần bắt đầu từ thể chế, chính sách

Ngày mai (12/5) diễn ra Hội thảo Văn hoá 2024 tại tỉnh Quảng Ninh

Ngày mai (12/5) diễn ra Hội thảo Văn hoá 2024 tại tỉnh Quảng Ninh

Việt Nam - Philippines thúc đẩy hợp tác, giao lưu văn hoá

Việt Nam - Philippines thúc đẩy hợp tác, giao lưu văn hoá

Tiến hành khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích Đại Hữu tại Bình Định

Tiến hành khai quật khảo cổ đợt 2 tại phế tích Đại Hữu tại Bình Định

Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/5

Hội thảo Văn hóa năm 2024 sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/5

Vì sao ở Hưng Yên có lễ hội cầu mưa?

Vì sao ở Hưng Yên có lễ hội cầu mưa?

“Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế” là di sản tư liệu thứ 4 của Huế được UNESCO ghi danh

“Cửu đỉnh - Hoàng Cung Huế” là di sản tư liệu thứ 4 của Huế được UNESCO ghi danh

Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Đại tá Trần Hồng kể chuyện “săn” khoảnh khắc bình dị của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Lễ hội đền Đồng Cổ là biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam

Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Chương trình nghệ thuật xiếc “Sống mãi với Điện Biên”: Đưa lịch sử đến gần hơn với thế hệ trẻ

Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Hà Nội: Độc đáo ẩm thực ở ngõ chợ Đồng Xuân

Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật

Phát động Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 ngành văn hoá

Phát động Ngày hội tuyên truyền hướng nghiệp năm 2024 ngành văn hoá

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gấp rút triển khai đúng tiến độ

Chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Gấp rút triển khai đúng tiến độ

Trải nghiệm “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng"

Trải nghiệm “Sắc màu phiên chợ non nước Cao Bằng"

Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024: Tìm kiếm “đại sứ” quáng bá hình ảnh, nét đẹp văn hoá đất nước

Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024: Tìm kiếm “đại sứ” quáng bá hình ảnh, nét đẹp văn hoá đất nước

Họa màu - Dân gian: Tôn vinh di sản văn hoá Việt

Họa màu - Dân gian: Tôn vinh di sản văn hoá Việt

Xem thêm