Thứ năm 05/12/2024 01:58

Quảng Ninh và những mục tiêu lớn về kinh tế số

Tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 25% trong GRDP và đến năm 2030 chiếm 30% GRDP của tỉnh.

Xác định kinh tế số là một trong những trụ cột chiến lược trong quá trình thực hiện chuyển đổi số, Quảng Ninh đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số phải đạt 20% GRDP và đến năm 2030, kinh tế số phải đạt 30% GRDP của tỉnh; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 11%/năm; tỷ trọng thương mại điện tử (TMĐT) trong tổng mức bán lẻ đạt trên 10%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt 100%. Phấn đấu toàn tỉnh quy tụ 50 doanh nghiệp số, trong đó ít nhất 3 doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo phát triển sản phẩm, dịch vụ số; tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt trên 50%; tỷ lệ nhân lực lao động kinh tế số trong lĩnh vực lao động đạt trên 2%; 100% hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp được tiếp cận và có năng lực sử dụng nền tảng số, trong đó có thương mại điện tử.

Chính từ mục tiêu này, hiện Quảng Ninh đang thực hiện mô hình chợ 4.0 - thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai đến 100% chợ trung tâm tại các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn. Dự kiến, đến cuối năm nay sẽ nâng cao tỷ lệ số hộ kinh doanh chấp nhận phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại 100% các chợ hạng 1 và chợ hạng 2; năm 2025 sẽ mở rộng, triển khai tại 100% các chợ trên địa bàn. Hiện, tỉnh cũng đã giao Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Quảng Ninh chỉ đạo các ngân hàng thương mại phối hợp thực hiện hướng dẫn hộ kinh doanh tại các chợ khởi tạo và sử dụng mã QR để thực hiện thanh toán các giao dịch, đảm bảo kết nối, liên kết các tài khoản ngân hàng với ví điện tử của các đơn vị viễn thông được đồng nhất. Giao Tổ công nghệ số cộng đồng phối hợp với ban quản lý các chợ hỗ trợ, hướng dẫn người dân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng tại các chợ 4.0.

Kinh tế số được xác định là một trong những trụ cột chiến lược trong quá trình thực hiện chuyển đổi số của tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Nguyễn Dũng

Cùng với đó, hiện trên toàn tỉnh Quảng Ninh có 156 website về thương mại điện tử, trong đó có 143 website có chức năng bán hàng và 5 website có chức năng là sàn giao dịch TMĐT. Đây cũng là cơ sở quan trọng để tỉnh tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, nhất là những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ, hợp tác xã có thể tiếp cận tham gia vào mạng lưới TMĐT.

Riêng sàn TMĐT OCOP Quảng Ninh tại địa chỉ “https://ocopquangninh.com.vn/” hiện giới thiệu 393/393 sản phẩm OCOP từ 3-5 sao của tỉnh. Sàn TMĐT OCOP Quảng Ninh cũng được thiết lập liên kết trên các sàn giao dịch điện tử lớn, đồng thời, tất cả sản phẩm đưa lên sàn thương mại điện tử OCOP Quảng Ninh đều chấp nhận các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, tạo thuận lợi cho người tiêu dùng trong tất cả các khâu từ lựa chọn sản phẩm, chọn hình thức giao hàng, chọn phương thức thanh toán.

Trong năm 2024 và giai đoạn tiếp theo, Quảng Ninh xác định sẽ phát triển mạnh kinh tế số, tạo nền tảng thúc đẩy phát triển và tạo ra các giá trị tăng trưởng mới trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh; từng bước đưa kinh tế số giữ vai trò chủ đạo trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ trọng kinh tế số chiếm khoảng 35% GRDP… Chính vì vậy, ngành Công Thương tỉnh Quảng Ninh cũng tổ chức nhiều hoạt động nhằm nâng cao hơn nữa khả năng tiếp cận, kỹ năng TMĐT cho các đơn vị. Không chỉ dừng lại ở TMĐT nội địa, xu hướng TMĐT gắn với xuất nhập khẩu toàn cầu cũng được đề cập, mở ra cơ hội tiếp cận rộng rãi với các thị trường thế giới cho các đơn vị, doanh nghiệp Việt.

Thái Bình
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh phát triển công nghiệp văn hóa, khẳng định thương hiệu địa phương

Quảng Ninh đẩy mạnh giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp vật liệu xây dựng

Bình Phước: Chỉ số sản xuất công nghiệp 11 tháng tăng 17,5% so với cùng kỳ

Phấn đấu thông xe kỹ thuật dự án cầu Quảng Đà dịp giải phóng TP. Đà Nẵng

Vân Đồn (Quảng Ninh): Sản phẩm OCOP vươn mình nhờ phát huy thế mạnh địa phương

Đà Nẵng: Những sở, ngành, đơn vị nào được đề xuất sáp nhập, hợp nhất, giải thể?

Tìm đầu ra cho sản phẩm của các hợp tác xã ở Sơn La

Bình Thuận: Công nghiệp, thương mại, dịch vụ tăng trưởng tích cực trong tháng 11

Hải Phòng tiếp tục có các chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp

Hà Nội: phát triển đồng bộ hạ tầng thương mại, kích cầu tiêu dùng

Cựu cầu thủ Đà Nẵng Trần Anh Khoa qua đời

Ước tính, hàng năm có khoảng 3,1 triệu tấn chất thải nhựa thải ra môi trường

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Nâng cao hiệu quả chế biến nông sản

Cần Thơ: Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng mạnh trong tháng 11

Huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa): Đón nhận Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Điểm lại một số đột phá trong cải cách hành chính và chuyển đổi số tại tỉnh Quảng Ninh trong năm 2024

Đông Triều (Quảng Ninh) thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế