Thứ hai 25/11/2024 04:10

Quảng Ninh phấn đấu về đích nông thôn mới trong năm 2022

Quảng Ninh phấn đấu trong năm 2022 sẽ hoàn thành về đích chương trình xây dựng nông thôn mới, kế cả các vùng miền núi.

Qua rà soát, đánh giá mức độ đạt chuẩn các tiêu chí nông thôn mới (NTM), NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu theo bộ tiêu chí giai đoạn 2021 – 2025 của Văn phòng điều phối NTM tỉnh Quảng Ninh, hiện tỉnh đã có 98 xã đã đạt chuẩn NTM giai đoạn 2010 – 2020, hiện còn 4/19 tiêu chí và 6/57 chỉ tiêu chưa đạt; 44 xã đã đạt chuẩn NTM nâng cao còn 9/19 tiêu chí và 18,39/75 chỉ tiêu chưa đạt; 4 huyện đã được công nhận đạt chuẩn NTM còn 4,5/9 tiêu chí và 9/36 chỉ tiêu chưa đạt. Riêng 2 huyện Tiên Yên, Đầm Hà đang xây dựng NTM nâng cao còn 5/9 tiêu chí và 14,5/38 chỉ tiêu chưa đạt.

Tuy nhiên, theo Bộ tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 còn 7/8 nội dung chưa đạt và 1 nội dung khi lập hồ sơ mới đánh giá được. Trong đó, có những chỉ tiêu là: 100% số huyện, thị xã trên địa bàn đạt chuẩn NTM; có ít nhất 20% số huyện trên địa bàn đạt chuẩn NTM nâng cao; có ít nhất 40% số xã trên địa bàn đạt chuẩn NTM nâng cao; có ít nhất 70% số km đường huyện, đường tỉnh, quốc lộ trên địa bàn được trồng cây xanh dọc tuyến đường; đất cây xanh sử dụng công cộng trên địa bàn tối thiểu là 4 m2/người...

Cô Tô là huyện đảo đầu tiên của cả nước đạt chuẩn NTM

Đối với chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm tỉnh Quảng Ninh (OCOP), đến thời điểm hiện nay, tỉnh Quảng Ninh có 499 sản phẩm của 189 cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó có 267 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên. Các địa phương vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo cũng đã có 116 sản phẩm tham gia chu trình của 60 cơ sở với 39 sản phẩm đạt 3 sao, 14 sản phẩm đạt 4 sao.

Tại cuộc họp đánh giá kết quả nhiệm vụ quý I và xác định nhiệm vụ quý II đối với chương trình Xây dựng NTM và chương trình OCOP, ông Phạm Văn Thành – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng, để đạt được việc này là khối lượng công việc rất lớn, nhất là thời điểm quý II được coi là thời gian tăng tốc, tất cả các phần việc, nhiệm vụ NTM của các địa phương, sở, ngành phải có sự chuyển động mạnh, tạo nền tảng, tạo đà để tỉnh Quảng Ninh về đích NTM. “Mục tiêu của Quảng Ninh là năm 2022 tỉnh về đích NTM, như vậy không có cách nào khác là tập trung tháo gỡ khó khăn” – Ông Thành khẳng định.

Trong quý II, các địa phương trong tỉnh phấn đấu khởi công hết các dự án NTM có nguồn vốn ngân sách trong tháng 5, đẩy nhanh tiến độ thi công, nỗ lực hoàn thành sớm trước mùa mưa. Việc phát triển các mô hình sản xuất cần phải đặt trong trong sự quan tâm cao nhất của chính quyền, với sự vào cuộc tích cực của người dân, lấy tính bền vững làm đầu, không mang tính mô hình, làm điểm, phong trào, hình thức. Mục tiêu là đời sống người dân nâng lên một cách thực chất. Người dân cũng trở thành hạt nhân, chủ chốt trong những hoạt động bảo vệ môi trường, tinh thần là đổi mới nông thôn gắn với văn minh đô thị, trong quý II này tỉnh phát động cuộc thi đường mẫu, vườn mẫu.

Mô hình kinh tế trang trại góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM

Ngoài ra, trong triển khai chương trình OCOP, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu các địa phương, đơn vị quan tâm chế biến theo chuỗi, tập trung các sản phẩm 4 sao trở lên, xây dựng sản phẩm 5 sao, nâng số sản phẩm OCOP tham gia sàn thương mại điện tử, phấn đấu năm 2022 có 100% sản phẩm OCOP lên sàn. Đơn vị chức năng nghiên cứu xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử của Quảng Ninh, hình thành 3 chuỗi tôm, hàu, cá song trong quý II/2022, tiến tới làm chuỗi bò, lợn để nâng cao giá trị sản xuất.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Tin cùng chuyên mục

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại