Thứ sáu 22/11/2024 04:19

Quảng Ninh - Hải Phòng cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị di sản?

Mới đây vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà của Quảng Ninh và Hải Phòng được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản thiên nhiên thế giới.

Sự kiện này đã đưa vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà trở thành di sản thế giới đầu tiên ở Việt Nam có ranh giới nằm trên địa phận hai tỉnh. Theo các chuyên gia và những người làm du lịch, đây là cơ hội quý giá để quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam nói chung và điểm đến Hải Phòng, Quảng Ninh nói riêng. Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có tiền lệ một di sản thế giới nằm ở hai địa phương nên cách thức quản lý là vấn đề đặt ra...

Vịnh Hạ Long, thuộc tỉnh Quảng Ninh được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới vào năm 1994 và 2000 nhờ những giá trị cảnh quan tự nhiên độc đáo và giá trị địa mạo địa chất đặc trưng.

Quần đảo Cát Bà nằm trên địa giới hành chính của TP. Hải Phòng, được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2004 bởi các giá trị sinh thái, nhân văn và đa dạng sinh học tiêu biểu cùng với nhiều tiềm năng phát triển bền vững.

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà nằm ở phía đông bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 165km về phía Đông, có diện tích vùng lõi đề cử di sản thế giới là 65.650 ha được bao quanh bởi vùng đệm có diện tích 34.140 ha.

"Vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà" trở thành Di sản thế giới liên tỉnh, thành phố đầu tiên ở Việt Nam

Ông Lê Khắc Nam, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng cho biết, vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới là niềm vui, hạnh phúc của nhân dân tỉnh Quảng Ninh cũng như nhân dân TP. Hải Phòng và cả nước Việt Nam nói chung. Bởi đây là năm thứ 8 Việt Nam mới có một di sản được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và cũng là di sản đầu tiên mà chúng ta quản lý liên tỉnh.

Theo ông Nam, việc "Vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà" trở thành Di sản thế giới liên tỉnh, thành phố đầu tiên ở Việt Nam cũng đặt ra giữa Hải Phòng và Quảng Ninh phải có sự gắn bó chặt chẽ hơn nữa và kết hợp quản lý, bảo vệ, khai thác và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới một cách hiệu quả nhưng phải bảo đảm được tính bảo tồn, không phá vỡ cảnh quan. Đặc biệt là thực hiện đầy đủ, đúng các điều khoản của Công ước quốc tế về bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Hiện nay, mức thu các loại phí tại Cát Bà đang thấp hơn Hạ Long. Cụ thể, phí tham quan tại vịnh Lan Hạ thuộc quần đảo Cát Bà từ 50.000 đồng đến 80.000 đồng một người lớn còn ở vịnh Hạ Long là 290.000 đồng một người. Phí ngủ đêm trên vịnh Lan Hạ từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng, tại vịnh Hạ Long là 550.000 đồng đến 750.000 đồng một người.

Với Hải Phòng, việc làm trước mắt là tiếp tục cải thiện chất lượng đội tàu, bến bãi, xây dựng lại sản phẩm du lịch tại vùng di sản. Các đội tàu ở Hải Phòng sẽ phải được xây dựng ít nhất từ ba sao trở lên, phải thiết kế vùng neo đậu cho tàu lớn vì bến Bèo và bến Gia Luận đều có hạn chế.

"Đã là vùng di sản chung thì chất lượng, chi phí cũng cần bằng nhau", Ông Lê Khắc Nam nói.

Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng cũng cho biết thêm, trong thời gian tới, phía Hải Phòng sẽ tiếp tục bàn bạc với Quảng Ninh, "thống nhất thêm những vấn đề chung như tour tuyến tham quan, kênh tiếp nhận thông tin chung, biện pháp bảo vệ môi trường biển và đa dạng sinh học vùng lõi di sản".

Vịnh Hạ Long lọt Top 25 điểm đến đẹp nhất trên thế giới

PGS.TS. Lê Thị Thu Hiền - Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Ủy viên Thường trực Hội đồng di sản văn hóa quốc gia cho rằng, danh hiệu mới của UNESCO mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nhưng cũng có nhiều thách thức. Thách thức ở đây là phải bảo vệ và quản lý di sản như thế nào để có sự thống nhất, hiệu quả giữa hai địa phương, vừa bảo đảm được phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch, vì mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, vừa gìn giữ được tính toàn vẹn và tôn trọng đầy đủ giá trị nổi bật toàn cầu của di sản như nội dung các khuyến nghị của UNESCO bên cạnh việc công nhận di sản thế giới vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà.

Theo bà Hiền, giải pháp quan trọng nhất cần triển khai ngay là xây dựng kế hoạch, quy chế quản lý di sản giữa hai địa phương để làm cơ sở cùng quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản và giải quyết các mối đe dọa chính như vấn đề ô nhiễm môi trường (dầu, tiếng ồn, nước thải, rác thải…), săn trộm, khai thác tài nguyên biển và lâm sản, đánh bắt quá mức, nuôi trồng thủy sản không bền vững, các khu định cư, sự phát triển trong vùng đệm và sức tải sinh thái của di sản từ du lịch đại chúng…

Ông Hoàng Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Hải Phòng cho rằng giữa Cát Bà và Hạ Long hiện có sự chênh lệch trong cả công tác quản lý và việc đầu tư phát triển. Vịnh Hạ Long đã 2 lần được ghi danh vào danh mục Di sản thiên nhiên thế giới và thực tế thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh cũng đã làm khá tốt trong việc quảng bá hình ảnh vịnh Hạ Long cũng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phục vụ du khách tham quan. Khu vực vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà cần có cơ chế quản lý, khai thác phù hợp và đồng bộ, đặc biệt có sự đầu tư hơn nữa từ phía Hải Phòng.

"Sức chứa của Cát Bà hạn chế hơn dẫn đến các công ty lữ hành phải thiết kế các chương trình du lịch làm sao cho thuận tiện, quãng đường đi ngắn nhất, chi phí thuận tiện nhất… Tự thân chúng ta phải có sự chuẩn bị, có thể là đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất hạ tầng, cầu cảng, nơi đón tiếp, thiết kế để đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ. Để làm được việc ấy thì đương nhiên phải có sự đầu tư, đặc biệt là sự quan tâm, tháo gỡ của cơ quan quản lý nhà nước" - ông Hoàng Tuấn Anh cho biết.

Với việc được ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới, các địa phương Hải Phòng, Quảng Ninh cần biến tiềm năng của vịnh Hạ Long – quần đảo Cát Bà thành những sản phẩm du lịch đặc sắc, chuyên biệt; tận dụng cơ hội để quảng bá, phát huy và bảo tồn di sản, góp phần đưa du lịch hai địa phương Hải Phòng, Quảng Ninh bứt phá, tăng trưởng mạnh mẽ.

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là nơi tập trung nhiều loài động vật đặc hữu và quý hiếm như voọc Cát Bà, thạch sùng mí Cát Bà, cua hang...Đặc biệt, voọc Cát Bà là loài quý hiếm, nằm trong danh sách các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất và được ghi vào Sách Đỏ thế giới. Hiện chỉ còn một quần thể với khoảng 60 - 70 cá thể phân bố duy nhất ở Cát Bà, không còn nơi nào khác trên thế giới xuất hiện loài này.

Các hoạt động kinh tế - xã hội trên đảo cũng như trên biển luôn diễn ra sôi động gắn với trách nhiệm bảo vệ môi trường đã và đang bảo tồn bền vững và hiệu quả những giá trị vốn có. Những giá trị về thẩm mỹ, địa chất, địa mạo, và đa dạng sinh học nổi bật trên đây khẳng định vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà xứng đáng trở thành một di sản thiên nhiên thế giới mới. Qua đó, góp phần tôn vinh và bảo vệ bền vững những giá trị nổi bật của nhân loại cho hôm nay và các thế hệ mai sau.

Đức Lâm
Bài viết cùng chủ đề: TP. Hải Phòng

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Thắp sáng tri thức nơi đảo xa - Bài 1: 'Ngọn hải đăng' trên đảo nhỏ

Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương

Lạng Sơn thông báo tình hình thực hiện các dự án trọng điểm quý III/2024