Thứ sáu 03/01/2025 01:08

Quảng Ninh: Định hướng phát triển mới, hướng tới mục tiêu cao hơn

Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Hội thảo tham vấn, lấy ý kiến với định hướng phát triển Quảng Ninh giai đoạn 2025-2030, nhằm chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI

Đồng chí Vũ Đại Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh - nhấn mạnh những thành tựu đáng kể mà Quảng Ninh đạt được trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, bất chấp những khó khăn, thách thức do dịch bệnh và thiên tai gây ra. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh vẫn giữ vững được sự ổn định và đạt được mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng.

Tuy nhiên, đồng chí Vũ Đại Thắng cũng thẳng thắn chỉ ra rằng: "Trong bối cảnh mới, Quảng Ninh đang đứng trước những cơ hội và thách thức đan xen. Song, tỉnh Quảng Ninh vẫn giữ vững được sự ổn định chính trị - kinh tế - xã hội, sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động; niềm tin của người dân, doanh nghiệp, cán bộ, đảng viên. Đồng thời, giữ vững biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, hợp tác, phát triển; giữ vững được đà tăng trưởng kinh tế hai con số trong 9 năm liên tiếp từ năm 2015-2023, kể cả trong giai đoạn chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19".

Đồng chí Vũ Đại Thắng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh - nêu ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Báo Quảng Ninh

Năm 2024, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế có phần chững lại do ảnh hưởng nặng nề của bão số 3, song vẫn cao hơn mức trung bình cả nước. Điều này cho thấy, nền kinh tế Quảng Ninh đã có những bước chuyển dịch tích cực, hướng tới sự bền vững. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tổng thu ngân sách nhà nước luôn dẫn đầu cả nước, cùng với đó là những thành tựu đáng ghi nhận trong việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Với 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, Quảng Ninh đã khẳng định được môi trường đầu tư hấp dẫn và chính quyền phục vụ hiệu quả. Hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là giao thông, được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được nâng cao nhờ những cải thiện rõ rệt trong các lĩnh vực y tế, giáo dục. Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã không ngừng đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý, tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị được đẩy mạnh, quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc.

Theo đồng chí Vũ Đại Thắng, với vai trò là một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc, giai đoạn tới, tỉnh Quảng Ninh càng phải xác định rõ quyết tâm chính trị là một trong những địa phương đi đầu trong hiện thực hoá khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm cùng mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt hai con số trong các thập kỷ tới theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Điều đó đòi hỏi tỉnh Quảng Ninh phải xác định được những định hướng chiến lược trong những ngành, lĩnh vực trọng tâm, địa bàn trọng điểm thực sự đúng và trúng, giúp khơi thông, kết nối nguồn lực toàn xã hội, giải phóng toàn bộ tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh để tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững.

Quảng Ninh hướng đến mục tiêu phát triển mới, cao hơn. Ảnh Báo Quảng Ninh

Trên cơ sở đó, tỉnh Quảng Ninh sẽ cụ thể hóa các định hướng phát triển của đất nước tại dự thảo các văn kiện Đại hội XIV của Đảng cũng như các chỉ đạo của Trung ương phù hợp với điều kiện Quảng Ninh, tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn. Đồng thời, xác định những nội dung mang tính trụ cột, cốt yếu nhất; những ngành, lĩnh vực trọng tâm cần tập trung tạo đột phá phát triển trong thời gian tới, ngay trong quá trình xây dựng văn kiện Đại hội XVI của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh.

Bên cạnh đó, với nhiều góc nhìn khác nhau trên các lĩnh vực, các nhà khoa học, chuyên gia đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng, kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế của tỉnh trong nhiệm kỳ qua; nhận diện, định vị Quảng Ninh trong mối tương quan quốc gia, quốc tế để thấy rõ các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của tỉnh trong tầm nhìn trung hạn và dài hạn. Từ đó, tham vấn, gợi mở Quảng Ninh cần quán triệt đầy đủ tư tưởng, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm vào định hướng chiến lược phát triển, trong đó ưu tiên trong chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng; tạo đột phá trong tinh gọn bộ máy, công tác cán bộ, phát triển hạ tầng số; tiếp tục phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, trong đó, chú trọng đầu tư hệ thống đường sắt kết nối khu vực và Trung Quốc; nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch…

Những tham vấn, ý kiến đã gợi mở cho tỉnh Quảng Ninh tư duy mới, tầm nhìn mới, góc nhìn mới, hiểu biết mới. Để từ đó, tỉnh Quảng Ninh sẽ đưa ra những phương hướng, nhiệm vụ phát triển cho giai đoạn tới phù hợp với xu thế chung của thời đại, phù hợp với bối cảnh tình hình của địa phương, tạo sự bứt phá cho Quảng Ninh trong kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc. Qua đó, sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Quảng Ninh giàu mạnh, văn minh, hiện đại, hạnh phúc, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, thiết thực kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, hướng tới hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2045 là một trong những "đầu tàu" thúc đẩy kinh tế quốc gia.

Nguyễn Thanh
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Nhiều nhiệm vụ đặt ra cho phát triển thương mại

Tuyên Quang: Năm 2024 công nghiệp, thương mại giữ nhịp tăng trưởng

Công bố quyết định nhân sự Công an Lạng Sơn, Thái Bình

Thừa Thiên Huế: Kết nối giao thương nông sản, đặc sản

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Ngành Công Thương Cần Thơ 2024: Dấu ấn từ những con số biết nói

Ngành Công Thương Hải Phòng: Dấu ấn tăng trưởng trong năm nhiều biến động

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận kiến nghị cơ chế đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Hợp tác xã Nấm Tam Đảo: Hỗ trợ người dân làng Nủ khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo