Thứ sáu 27/12/2024 08:15

Quảng Nam cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án và giải ngân nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Đời sống đồng bào dân tộc chuyển biến tích cực

Ngày 21/4, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Quang cảnh buổi làm việc

Báo cáo tại buổi làm việc ông A Lăng Mai - Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Nam cho biết, năm 2022 và quý I năm 2023, tình hình đời sống, sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu tiếp tục chuyển biến tích cực; công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tiếp tục được tăng cường, nhất là việc trồng và chăm sóc rừng, khoanh nuôi bảo vệ được quan tâm đầu tư thực hiện từ các nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn lực địa phương; công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục được quan tâm đầu tư cả về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên; công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp, các ngành quan tâm; thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, vệ sinh môi trường, từ đầu năm đến nay trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi không xảy ra dịch bệnh; tình hình an ninh trật tự và an toàn xã hội cơ bản được giữ vững, ổn định.

Nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam, giảm 10% hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số; triển khai xây mới và sửa chữa 60 công trình dân sinh phục vụ đời sống người dân miền núi; thực hiện giao khoán hơn 4.000 ha rừng tự nhiên cho người dân quản lý, bảo vệ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn những khó khăn do địa bàn rộng, địa hình phức tạp, điểm xuất phát thấp, thường xuyên tác động ảnh hưởng của thiên tại; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn 70 xã vùng đồng bào và miền núi tỉnh còn khá cao với 10.919 hộ nghèo/46.766 hộ dân, chiếm tỷ lệ 23,35%.

Cần đưa nguồn vốn đến đúng đối tượng

Trong năm 2023, vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phân bổ cho tỉnh Quảng Nam hơn 782 tỷ đồng. Đến cuối tháng 3, tỉnh Quảng Nam giải ngân được 20 tỷ đồng từ nguồn vốn này của năm 2022 chuyển sang năm 2023. Trong năm 2022 và quý I/2023, việc triển khai thực hiện Chương trình này đang gặp khó khăn. Nguyên nhân là các cơ quan Trung ương chậm ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện, các địa phương rất lúng túng trong triển khai các dự án, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân. Ngoài ra, trong năm 2022, nguồn vốn này giải ngân thấp do vốn phân bổ vào đầu quý III, thời gian để giải ngân ngắn cùng với việc các địa phương thời điểm này gặp nhiều áp lực trong giải ngân các nguồn vốn đầu tư khác trong năm.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, ông Hầu A Lềnh - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Quảng Nam đã quyết liệt triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là sự vào cuộc đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng, tích cực của các sở, ngành và địa phương.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại buổi làm việc

Ông Hầu A Lềnh đề nghị tỉnh Quảng Nam cần tiếp tục tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư và giải ngân nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Quảng Nam và các địa phương cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương trong quá trình tháo gỡ khó khăn, điều chỉnh chính sách. Những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ được Đoàn công tác tổng hợp trình Chính phủ sớm có giải pháp tháo gỡ.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Nam cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm đưa đồng vốn đến đúng đối tượng và đạt hiệu quả cao.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Nam

Tin cùng chuyên mục

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Bình Dương: Dành 2.750 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Tiến Nông - 30 năm đồng hành cùng nông dân Việt Nam, sáng tạo dẫn đầu trong dinh dưỡng cây trồng

TP. Hồ Chí Minh cần làm gì để thực hiện khát vọng phát triển trong kỷ nguyên vươn mình?

Bình Dương: Xuất khẩu năm 2024 cán mốc gần 35 tỷ USD, thặng dư thương mại 10 tỷ USD

Năm 2025, Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng bứt phá hoàn thành các mục tiêu

Cần Thơ: Đẩy mạnh phong trào thi đua xóa nhà tạm, nhà dột nát

Mật mía Thạch Thành, hương vị Tết cổ truyền ở xứ Thanh

Yên Bái: Giá trị xuất khẩu năm 2024 đạt trên 425,5 triệu USD

Bổ nhiệm Thượng tá Nguyễn Trung Hưng giữ chức Trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh Thái Bình

Ninh Thuận: Kinh tế-xã hội khởi sắc, sẵn sàng tái khởi động dự án điện hạt nhân

Lào Cai: Tăng cường đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Tết 2025