Thứ hai 25/11/2024 11:31

Quảng Bình- Quảng Trị: Tập trung phát triển hạ tầng logistics

Hai địa phương Quảng Bình và Quảng Trị đều có lợi thế phát triển logistics khi có cả cảng biển và cửa khẩu quốc tế, điều kiện giao thông thuận lợi.

Logistics là một phần của chuỗi cung ứng bao gồm tổng thể những công việc liên quan đến hàng hóa gồm đóng gói, vận chuyển, lưu kho, bảo quản cho tới khi hàng được giao đến người tiêu thụ cuối cùng, với nhiều điều kiện về vị trí và hạ tầng giao thông thuận lợi, tỉnh Quảng BìnhQuảng Trị thời gian qua đã đẩy mạnh xây dựng hạ tầng, ưu tiên phát triển các bến cảng

Theo đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình vừa ban hành kế hoạch phát triển dịch vụ logistics tỉnh Quảng Bình đến năm 2030 với mục tiêu đưa tỉnh trở thành đầu mối về dịch vụ logistics của khu vực Bắc Trung Bộ.

Cụ thể, tỉnh Quảng Bình tập trung nguồn lực xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng dịch vụ logistics; kêu gọi đầu tư trung tâm logistics tại Khu kinh tế Hòn La; nâng cao năng lực cung ứng của các doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh, thu hút các luồng hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới, cảng biển.

Dãy dài xe container tại cửa khẩu La Lay Quảng Trị

Tỉnh ưu tiên phát triển Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo trở thành trung tâm logistics trên tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây, là điểm trung chuyển hàng hóa kết nối giữa đông bắc Thái Lan-Lào-Việt Nam với các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

Để thực hiện được mục tiêu này, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình rà soát, điều chỉnh các phương án, quy hoạch có liên quan về đất đai, xây dựng, giao thông vận tải… phù hợp kế hoạch phát triển logistics; tích hợp dịch vụ logistics trong chiến lược phát triển ngành, bảo đảm đồng bộ về cơ sở hạ tầng, cơ cấu sản xuất phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các ngành liên quan lập danh mục các dự án thuộc các lĩnh vực ưu tiên để kêu gọi, thu hút đầu tư, trong đó chú trọng đầu tư Trung tâm logistics hạng II tại Khu kinh tế Hòn La nhằm nâng cao hiệu quả kết nối giữa tỉnh Quảng Bình với các tỉnh Bắc Trung Bộ và các tỉnh của Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar.

Địa phương huy động tối đa mọi nguồn lực, tích cực kêu gọi các nhà đầu tư kinh doanh phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, ưu tiên thu hút đầu tư phát triển hạ tầng logistics của tỉnh Quảng Bình theo hướng kết nối các trục ngang Đông-Tây gắn với trục dọc theo các tuyến quốc lộ, đường cao tốc, đường Hồ Chí Minh, đường sắt và cảng biển Hòn La. Đồng thời, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp chủ lực của tỉnh trong lĩnh vực: khai thác chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng, may xuất khẩu, chế biến nông, thủy sản, đồ gỗ... áp dụng mô hình quản trị chuỗi cung ứng tiên tiến phục vụ xuất khẩu, tỉnh Quảng Bình kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước về hoạt động dịch vụ logistics mở văn phòng, chi nhánh đại diện tại địa bàn, tạo đầu tàu dẫn dắt thị trường dịch vụ logistics của tỉnh.

Trong khi đó, tỉnh Quảng Trị cũng vừa kêu gọi đầu tư vào logistics và đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu vực cửa khẩu, cảng biển nhằm mục tiêu trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa trên Hành lang Kinh tế Đông-Tây.

Theo đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị, tỉnh đã kêu gọi đầu tư đối với các dự án logistics, cũng như hỗ trợ bố trí vốn đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng giao thông, hạ tầng khu vực Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Cửa khẩu quốc tế La Lay.

Ngoài cửa khẩu và cảng biển, tỉnh Quảng Trị còn thu hút đầu tư vào logistics ở Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị. Dự án Trung tâm dịch vụ hậu cần và logistics tại xã Hải Quế, huyện Hải Lăng thuộc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị có vốn đầu tư trên 2.000 tỷ đồng, quy mô gần 71 ha, thực hiện giai đoạn từ năm 2020-2025.

Dự án hoàn thành sẽ trở thành trung tâm dịch vụ giao nhận và lưu kho hàng hóa, giám sát hàng gửi, dịch vụ hải quan, vận chuyển hàng hóa từ nhà sản xuất đến tận nơi tiêu thụ.

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Mưa lớn gây sạt lở làm sập tường ở điểm trường Răng Chuỗi huyện Nam Trà My

Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh): Hướng tới ‘cái nôi’ giá trị văn hóa lịch sử

Quảng Ninh: Doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh

Sẽ sớm ổn định cuộc sống cho người dân khu tái định cư dự án Trung tâm điện lực Quảng Trạch

Bình Định: Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo chiều sâu

Quảng Ninh tăng cường quản lý, khai thác tài nguyên than

Chuyển đổi số tạo 'cú hích' phát triển du lịch Quảng Ninh

Vĩnh Phúc: Tăng trưởng GRDP năm 2024 dự kiến đạt 7,5-7,8%

Quảng Ninh: Ngành du lịch 'chạy nước rút' chinh phục mục tiêu 19 triệu lượt khách

Dân ca Quan họ Bắc Ninh: 15 năm lan tỏa mạnh mẽ

Chung tay bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thế giới vịnh Hạ Long và quần đảo Cát Bà

Quảng Ninh: Doanh nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất nhờ tiết kiệm điện

Quảng Ninh quyết tâm cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' IUU

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh