Thứ năm 28/11/2024 19:05

Quảng Bình: Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Việc áp dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc sản phẩm là hết sức cần thiết trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang diễn ra phức tạp, ngày càng tinh vi.

Theo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình, trước vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang diễn ra phức tạp, ngày càng tinh vi, việc áp dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc hàng hóa là hết sức cần thiết. Trong đó, công nghệ QR code được coi là giải pháp hiệu quả, vừa giúp nhà sản xuất truyền tải thông điệp về thông tin nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm hàng hóa, vừa đáp ứng yêu cầu minh bạch từ khâu sản xuất đến quá trình phân phối đến tay người tiêu dùng.

Trong năm 2024, có 10 doanh nghiệp được hỗ trợ miễn phí tạo mã QR code để truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Đây là những doanh nghiệp tiêu biểu trong việc ứng dụng thương mại điện tử trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và có nhiều đóng góp trong việc tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong thời gian qua, bao gồm: Hợp tác xã sản xuất và chế biến khoai gieo Hải Ninh; Hợp tác xã chế biến thủy hải sản Ngư Trung; Hợp tác xã sản xuất kinh doanh Trầm hương Nam Lá; Hợp tác xã sản xuất tinh dầu Như Oanh; Công ty TNHH Diến Hồng; Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Thanh Sơn; Hợp tác xã tinh dầu Tràm Sả Thu Sơn; Công ty TNHH sản xuất, dịch vụ thương mại Tấn Phát; Hợp tác xã tổng hợp Nông trại An Mã; Hợp tác xã dược liệu sạch Thủy Mai…

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Quảng Bình tập huấn cho các doanh nghiệp sử dụng truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Vừa qua, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Quảng Bình đã tổ chức buổi hướng dẫn tạo mã QR code cho các doanh nghiệp trên phần mềm Hỗ trợ truy xuất nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm nông sản đặc trưng của tỉnh Quảng Bình.

Theo đại diện Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại Quảng Bình, việc hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các giải pháp công nghệ số, ứng dụng truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm giúp cho người tiêu dùng truy xuất, tìm hiểu về thông tin nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm mà họ đã mua, truy ngược từ sản phẩm đang được bày bán trên kệ hàng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối.

Anh Lê Công Như- chủ cửa hàng OCOP Quảng Bình cho hay: “Việc truy xuất hàng hoá giúp người tiêu dùng tự tin hơn trong lựa chọn sản phẩm. Ngoài ra, bảo vệ thương hiệu uy tín và nâng tầm giá trị của doanh nghiệp một cách hiệu quả”.

Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắc khe hơn về chất lượng của sản phẩm hàng hóa, đặc biệt đối với những sản phẩm nông lâm thủy sản,... Do vậy, áp dụng truy xuát nguồn gốc sẽ góp phần mạnh mẽ trong việc nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường”- anh Như cho hay.

Có thể nói, việc hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh áp dụng các giải pháp công nghệ số, ứng dụng truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm bằng mã QR code là điều vô cùng cần thiết và là xu hướng tất yếu. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp bứt phá trên thị trường nội địa và đẩy mạnh xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Kiến Giang
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Quảng Bình

Tin cùng chuyên mục

AB InBev Việt Nam cam kết đầu tư vào tương lai bền vững

Mời tham dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu xanh 2024

Năm 2024 PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

Hợp tác kinh tế, thương mại trở thành điểm sáng trong quan hệ hai nước Việt Nam - Israel

Canada khởi xướng rà soát ghế bọc đệm nhập khẩu từ Việt Nam

Loạt triển lãm trong lĩnh vực Công Thương khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh

'Kết tinh' giá trị xuất khẩu từ những thương hiệu lớn

Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Khai mạc Triển lãm SFS 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Thúc đẩy thương mại số cho các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ