Thứ tư 13/11/2024 13:58

Quảng bá hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam tại Ấn Độ

Nhằm tiếp tục quảng bá và giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam tới Ấn Độ, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ vừa tham gia gian hàng tại Hội chợ Thương mại Quốc tế IIMTF 2019 nhằm quảng bá mặt hàng này đến đông đảo người tiêu dùng tại thành phố Kolkata, bang Tây Bengal, nơi có quan hệ truyền thống lâu đời với Việt Nam, tuy nhiên hợp tác kinh tế thương mại còn rất hạn chế.

Đây là Hội chợ bán lẻ có quy mô lớn có uy tín thứ hai sau Hội chợ Thương mại Quốc tế diễn ra tại Thủ đô New Delhi Ấn Độ hàng năm, IIMTF 2019 thu hút được gần 1000 nhà triển lãm đến từ 21 bang và vùng lãnh thổ của Ấn Độ và khoảng 20 quốc gia và vùng lãnh thổ như Thái Lan, Nepal, Bangladesh, Hongkong, Ai Cập, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan, Sri Lanka, Indonesia, UAE, Trung Quốc và Việt Nam…

Hội chợ tập trung vào quảng bá các sản phẩm mới sáng tạo, hàng thủ công mỹ nghệ, điện tử, nội thất, hàng nhập khẩu, lương thực thực phẩm, ô tô, giáo dục và IT. Bên cạnh đó, là các buổi giao thương, gặp gỡ khách hàng, hội nghị hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi cơ hội hợp tác kinh doanh. Hội chợ kéo dài đến hết ngày 25/12 và dự kiến thu hút được 700 – 800 nghìn lượt khách tham quan.

Với sự tham gia của các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực, từ nhà sản xuất máy móc công nghiệp nặng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa, sản xuất nội thất, bất động sản, chăm sóc giáo dục sức khỏe, làm đẹp, thể hình, sản xuất hàng điện tử, đồ chơi trẻ em, hàng tiêu dùng… là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt Nam trao đổi cơ hội kinh doanh, gặp gỡ khách hàng.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam - Ấn Độ trong 11 tháng đầu năm 2019 đạt 10,30 tỷ USD, tăng 3,6 % so với 9,94 tỷ USD cùng kỳ năm trước, trong đó Việt Nam xuất khẩu 6,25 tỷ USD tăng 2,0 % so với 6,13 tỷ USD và nhập khẩu đạt 4,05 tỷ USD tăng 6,4% so với mức 3,80 tỷ USD cùng kỳ năm 2018. Tính lũy kế trong 11 tháng đầu năm thặng dư thương mại của Việt Nam với Ấn Độ đạt 2,2 tỷ USD.

Trong đó, xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ, mây tre, cói, thảm lần đầu tiên vượt 10 triệu USD đạt 11,85 triệu USD tăng 134,7 % so với cùng kỳ năm trước, tuy kim ngạch còn đạt khiêm tốn nhưng đây là ngành giải quyết công văn việc làm, lao động ở vùng nông thôn.

Theo số liệu của Bộ Công Thương Ấn Độ, thương mại song phương Việt Nam Ấn Độ trong 10 tháng đầu năm 2019 đạt 11,07 tỷ USD giảm 7,25% so với mức 11,94 tỷ USD cùng kỳ năm trước; trong đó, Ấn Độ xuất khẩu sang Việt Nam đạt 4,52 tỷ USD giảm 20,48% và nhập khẩu từ Việt Nam đạt 6,55 tỷ USD tăng 4,77%, Việt Nam có mức thặng dư thương mại 2,03 tỷ USD với Ấn Độ.

Bùi Trung Thướng - Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ

Tin cùng chuyên mục

Xelex Việt Nam ra mắt mẫu laptop và máy tính bảng Latimer tại thị trường Hoa Kỳ

Đa dạng hóa hàng xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng thương mại Việt Nam - Philippines

Không có gạo Việt Nam trong số gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Doanh nghiệp Việt kiều làm 'cầu nối' đưa hàng Việt Nam ra thế giới

Hàng trăm tấn gạo bị tạm giữ tại Thuỵ Điển do nghi ngờ gian lận chất lượng

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Hiệp định EVFTA - 'đại lộ' đưa hàng hóa Việt Nam tiến sâu vào thị trường Pháp

Bật cơ chế 'phòng hơn chống' trước 'bão' phòng vệ thương mại từ thị trường Hoa Kỳ