Thứ hai 23/12/2024 05:49

Quản trị tốt là mục tiêu ưu tiên của an sinh xã hội ASEAN

Quản trị tốt hiện đang là mục tiêu ưu tiên của Hiệp hội An sinh xã hội Đông Nam Á (ASSA). Theo đó, quản trị tốt sẽ đóng vai trò trung tâm, quyết định việc cung cấp dịch vụ an sinh xã hội hiệu quả trên phạm vi toàn cầu.

Tại Hội thảo “Quản trị tốt nhằm cung cấp dịch vụ an sinh xã hội tốt hơn” mới đây do Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam tổ chức, ông Nguyễn Việt Dũng – Vụ trưởng, Ban thư ký ASEAN Quốc gia 2020 - cho hay, hệ thống an sinh xã hội ASEAN đang bước sang một giai đoạn phát triển mới với những thách thức do tác động lan tỏa từ toàn cầu hóa. Để chuyển hóa các thách thức thành cơ hội đòi hỏi ASSA cần có cách tiếp cận sáng tạo, tầm nhìn dài hạn nhằm phát huy thế mạnh về kinh nghiệm, công nghệ của các tổ chức thành viên; liên kết hiệu quả tạo nên sự cộng hưởng sức mạnh của cả Hiệp hội ASSA vì sự nghiệp an sinh xã hội bền vững cho mọi người dân trong cộng đồng ASEAN.

Mục tiêu của an sinh xã hội là phát triển nhưng không để ai lại phía sau

Hướng đến năm Chủ tịch ASEAN của Việt Nam, và trên cương vị Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2018-2020, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam - bà Nguyễn Thị Minh - nhận định, quản trị tốt là mục tiêu quan trọng và cũng là yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay đối với các tổ chức an sinh xã hội ở tất cả các quốc gia trên thế giới nhằm đảm bảo cung ứng dịch vụ tốt, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Thông qua quản trị tốt, hợp tác tốt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thúc đẩy kết nối, đổi mới sáng tạo, thu hẹp dần khoảng cách phát triển giữa các tổ chức an sinh xã hội trong khu vực và thế giới theo tuyên bố chung ASSA 35 tại Việt Nam năm 2018.

Tại nhiều nước Đông Nam Á, người dân đang dần kỳ vọng được sử dụng dịch vụ tốt hơn qua việc các tổ chức lấy khách hàng làm trung tâm. Vì vậy, ông Philip Okeefe - đại diện Ngân hàng Thế giới (WB) - dẫn nghiên cứu của WB cho thấy, sự thay đổi trong quản trị là cần thiết, nhất là khi công nghệ thay đổi thì kỹ năng phải tăng lên. Theo ông Philip Okeefe, người lãnh đạo là yếu tố quan trọng dẫn đến quá trình thay đổi và thành công. Qua khảo sát đối với 6.000 nhà quản lý, trong các yếu tố quyết định thành công của quá trình thay đổi, việc người quản lý biết tương tác được nhắc tới nhiều hơn 3 lần so với các yếu tố khác. Như vậy, việc tương tác là rất quan trọng, nhất là tương tác với quản lý tầm trung và các nhân viên phụ trách trực tiếp.

Còn ông Azirruan Bin Arifin (Tổ chức an sinh xã hội Malaysia - SOCSO) - thì cho rằng, nếu so sánh, đối chiếu quản trị doanh nghiệp với BHXH sẽ nhận thấy có một số điểm tương đồng. Trong đó, vấn đề quan trọng là văn hoá của một tổ chức không chỉ đạt đến mục tiêu mà phải nói lên bản chất, cần đạt chuẩn chung về mặt quản trị. Tóm lại, kiến trúc quan trọng nhất trên thế giới là con người nên việc quản trị tốt hay không là do vấn đề nhân sự, do chính sách.

Tại Việt Nam, thời gian qua, việc tập trung cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được lãnh đạo BHXH Việt Nam xác định là mục tiêu trọng tâm. Tại các trụ sở BHXH tràn ngập hồ sơ, giấy tờ; song đến nay toàn hệ thống đã số hóa 4,7 triệu hồ sơ giấy của người tham gia BHXH - tương đương 25 triệu trang tài liệu điện tử để cơ quan BHXH các cấp khai thác, sử dụng. Theo đó, khi chưa được số hóa, BHXH địa phương khi cần sao lục hồ sơ có thể mất vài tuần, nhưng nay có thể tra cứu chỉ với vài giây thao tác. Đặc biệt, năm 2018, Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế (BHYT) đã tiếp nhận hơn 160 triệu hồ sơ giao dịch điện tử đề nghị thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT; Cổng giao dịch điện tử cũng tiếp nhận gần 50 triệu hồ sơ các loại...

Việc áp dụng kinh nghiệm của quốc gia này cho quốc gia khác cần phải nhìn nhận ở nhiều khía cạnh, đặc biệt phải chú trọng đến vai trò của người lãnh đạo cũng như phải có hành động cụ thể. Vì vậy, bà Ortiz D.Maribel - đại diện Hiệp hội An sinh xã hội quốc tế (ISSA) - cho rằng, ở các quốc gia, cấu trúc về an sinh xã hội có thể khác nhau. Nếu như Malaysia có nhiều cơ quan an sinh xã hội thì ở Việt Nam có một cơ quan duy nhất là BHXH Việt Nam hoạt động theo cấu trúc ngành dọc. Song, dù ở một tổ chức hay nhiều tổ chức, cũng cần phải tổng hòa sức mạnh vì mục đích chung. Vì vậy, việc quản trị rất quan trọng và có thể áp dụng một số kinh nghiệm cho nhau.

Mục tiêu của an sinh xã hội là phát triển nhưng không để ai lại phía sau. Trong tiến trình này, Tổng giám đốc BHXH Việt Nam - bà Nguyễn Thị Minh - khẳng định đòi hỏi sự quyết tâm, tính năng động và sáng tạo vượt bậc của mỗi chúng ta. Hướng dẫn của ISSA về quản trị tốt và những kinh nghiệm thực tiễn được chia sẻ có tác động lan tỏa, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và cung cấp dịch vụ an sinh xã hội tốt hơn.

Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: An sinh xã hội

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An yêu cầu các đơn vị giải quyết hồ sơ cho F0 tại nhà hưởng BHXH

Trao tặng hơn 12 nghìn sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người dân khó khăn

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Dấu ấn 27 năm xây dựng và phát triển

Ngành bảo hiểm xã hội mang Tết ấm đến với người nghèo

Phối hợp phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Tặng thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội cho các hộ nghèo

Ngành bảo hiểm xã hội: Thực hiện thắng lợi mục tiêu kép

Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối thiểu từ năm 2022

Sẽ có trên 2,9 triệu người được tăng lương hưu, trợ cấp

Dấu ấn ngành bảo hiểm xã hội năm 2021

Nghị quyết 21-NQ/TW: Khẳng định vai trò trụ cột an sinh của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Rà soát cấp thẻ bảo hiểm y tế năm 2022 cho người thuộc diện chính sách

Bao phủ bảo hiểm y tế học sinh sinh viên đạt 95,4%

Việt Nam - Hàn Quốc sẽ ký hiệp định về bảo hiểm xã hội song phương

Nghệ An: Hơn 172.000 lao động đã nhận tiền hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Nghệ An: Gia tăng tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần

Tăng cường cảnh báo tin nhắn lừa đảo nhận hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp

Hội nghị ASSA: Đảm bảo an sinh trong đại dịch Covid-19

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam: Lưu ý hạn nhận hồ sơ hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Bộ Công Thương: Đẩy mạnh thực hiện cải cách chính sách bảo hiểm xã hội