Chủ nhật 24/11/2024 16:28

Quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế: Kỳ vọng "làn gió mới"

Nghị định sửa đổi thay thế Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quản lý khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT) kỳ vọng sẽ đem "làn gió mới" trong thu hút đầu tư vào Việt Nam. Song, nhiều ý kiến cho rằng cần thêm những cơ chế ưu đãi cho nhà đầu tư KCN, KKT.

Điều chỉnh quy định về diện tích khu công nghiệp

Tại hội thảo góp ý dự thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chủ trì tổ chức mới đây, đại diện Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp Becamex cho rằng, điều kiện xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư (Điều 8 dự thảo) giới hạn quy mô KCN 500ha là không phù hợp với các quy định hiện tại của Luật Đầu tư, Luật Đất đai cũng như chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Pháp luật khuyến khích DN áp dụng các biện pháp để mở rộng quy mô hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Lĩnh vực đầu tư hạ tầng KCN là lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư nên nếu đưa nội dung giới hạn về quy mô là không phù hợp.

Phát triển KCN phải phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Bích Liên - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần WHA Industrial Zone Nghệ An - cho hay, Luật Đầu tư không đặt ra giới hạn diện tích từng giai đoạn của bất kỳ dự án đầu tư nào. Bên cạnh đó, việc giới hạn diện tích KCN không thuộc danh mục các điều kiện đầu tư kinh doanh được quy định tại khoản 6, Điều 7, Luật Đầu tư. Tại Việt Nam hiện nay, nhu cầu thuê đất KCN ngày càng nhiều và đòi hỏi quy mô ngày càng lớn. Do đó, cần tạo điều kiện để phát triển các KCN có quy mô diện tích đủ lớn để thu hút các nhà đầu tư nước ngoàitrong việc xây dựng khu liên hợp sản xuất có diện tích từ 1.000 ha trở lên...

Giải bài toán nhà ở cho công nhân

Hiện tại nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, lao động, đặc biệt là các lao động nhập cư là rất lớn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách trong trình tự, thủ tục cho thuê nhà ở xã hội, lựa chọn chủ đầu tư và nguồn vốn đầu tư. Các văn bản có quy định nhà ở cho công nhân đưa ra định dạng 4 - 6 - 8 người một phòng, song quy định này không còn hợp lý. Công nhân rất cần những khoảng không gian riêng, chất lượng sống cao hơn. Đây cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư khi lựa chọn đặt nhà máy tại một KCN nào đó.

Theo ông Điệp, cần bổ sung chính sách, quy định nhằm giải quyết các vấn đề cộng đồng khi triển khai các dự án KCN tại địa phương như: Nhà ở xã hội, tuyển dụng lao động, ưu tiên liên kết và sử dụng các dịch vụ tại chỗ. Cần phải cập nhật và xây dựng lại các tiêu chuẩn về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân phù hợp với thực tiễn và xu hướng phát triển của xã hội, tránh trường hợp các dự án xây xong không bán được do không đáp ứng được nhu cầu của người lao động.

Đại diện Công ty Cổ phần Đại An (Hải Dương) cho rằng, thực tiễn từ đại dịch Covid-19 cho thấy, cần có đô thị tại KCN để đạt được mục tiêu kép, vừa cách ly chống dịch vừa đảm bảo sản xuất, kinh doanh; trường hợp có dịch thì không lây lan ra cộng đồng dân cư. Vì vậy nên xem xét, bổ sung các quy định hướng dẫn chuyển đổi mô hình: KCN - đô thị - dịch vụ.

Để phát triển các KCN, KKT bền vững, tạo điều kiện thu hút đầu tư, nhiều ý kiến cho rằng Chính phủ và các bộ, ngành địa phương cần quan tâm thực hiện nhóm giải pháp giảm thủ tục hành chính cho nhà đầu tư, DN.

Tính đến tháng 5/2021, Việt Nam đã có 394 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt 121,9 nghìn ha; trong đó có 286 KCN đang hoạt động, các KCN này có tỷ lệ lấp đầy đạt 71,8%.
Hạnh Nguyễn
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Quản lý các Khu kinh tế

Tin cùng chuyên mục

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024