Quả bứa: Loại quả chứa nhiều công dụng cho sức khỏe
Quả bứa (tên khoa học là Garcinia Cambogia) là một loại trái cây cùng họ với quả măng cụt, bứa là một cây thân gỗ, cao từ 6 - 7m với tán lá xòe rộng, lá cây hơi dài, hình dạng giống với lá xoài. Tại Việt Nam, quả bứa còn gọi là quả măng cụt rừng thường xuất hiện khu vực rừng núi của các tỉnh miền Trung, đặc biệt là vùng núi Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Sự phong phú về chất dinh dưỡng không chỉ giới hạn ở vỏ mà còn ở cả phần lõi của quả bứa, giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ảnh minh họa |
Quả bứa có mùi hương dễ chịu, vỏ màu xanh và khi chín chuyển sang màu vàng. Quả bứa có dạng tròn nhỏ với lớp vỏ dày bên ngoài, phần thịt bên trong lại chia thành nhiều múi mọng, có khía múi, nhìn thoáng qua giống quả ổi găng. Nhiều người thường sử dụng bứa làm gia vị cho các món như canh chua, nước rau muống luộc hoặc cá kho. Nếu đúng mùa bứa, người ta sẽ dùng quả tươi nhưng vì chỉ kéo dài mấy tháng là hết nên nhiều người sẽ lựa trái chín vàng phơi khô để dành sử dụng lâu dài.
Giá trị dinh dưỡng của quả bứa
Trong khoảng 100 gram vỏ quả bứa, sẽ tìm thấy một lượng dinh dưỡng đa dạng và phong phú: 17,2g carbohydrate, 0,5g chất béo, 2,3g protein, và 1,24g chất xơ. Ngoài ra, vỏ quả còn chứa 15,14 mg sắt, 250 mg canxi, cùng với 10 mg axit ascorbic và 18,10 mg axit oxalic.
Sự phong phú về chất dinh dưỡng không chỉ giới hạn ở vỏ mà còn ở cả phần lõi của quả bứa, giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Quả bứa có tác dụng giảm mỡ thừa, giúp giảm cân hiệu quả. Ảnh suckhoedoisong |
Công dụng của quả bứa
Theo kinh nghiệm dân gian mỗi bộ phận trên cây bứa lại có một công dụng riêng như sau:
Quả bứa: Có tác dụng giảm mỡ thừa, giúp giảm cân hiệu quả.
Vỏ cây bứa: Có tác dụng hỗ trợ điều trị ho ra máu, viêm dạ dày, tiêu hóa kém.
Nhựa cây bứa: Có tác dụng hỗ trợ điều trị bỏng.
Bài thuốc chữa bệnh từ quả bứa
Giảm Cholesterol
Ngoài ra, quả bứa còn có thành phần Hydroxycitric Acid rất lớn. Đây là chất có tác dụng làm giảm quá trình chuyển hóa đường thành chất béo, làm cho các tế bào mô mỡ nhỏ hơn và làm giảm quá trình tổng hợp cholesterol xấu bên trong cơ thể.
Giảm cân
Loại quả này còn có thể ức chế một loại enzyme gọi là citrate lyase. Loại enzyme này đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất chất béo. Bằng cách ức chế citrate lyase, quả bứa được cho là làm chậm hoặc ngăn chặn quá trình sản xuất chất béo trong cơ thể bạn. Điều này có thể làm giảm mỡ máu và giảm nguy cơ tăng cân.
Tăng cường trao đổi chất
Nhìn chung, bất cứ thứ gì có thể tăng tốc độ đốt cháy calo và giảm cholesterol sẽ có tác động đáng kinh ngạc đến hoạt động cơ thể. Nếu muốn tăng cường sự trao đổi chất, rút ngắn quá trình giảm cân, đưa quả bứa vào sử dụng hàng ngày là một sự lựa chọn khôn ngoan. Tăng cường trao đổi chất có nghĩa là tăng năng lượng ngay lập tức giảm quá trình calo chuyển thành chất béo.
Chống trầm cảm
Các hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong quả bứa có thể hoạt động như thuốc chống trầm cảm, cụ thể là giải phóng Serotonin - hormone "hài lòng" hoặc "niềm vui" vào cơ thể. Đây là một chu kỳ tự hoạt động - sử dụng chiết xuất thảo dược, giảm cân. Khả năng làm ổn định tâm trạng này dựa trên hiệu quả của HCA đối với các chất dẫn truyền thần kinh và mức độ căng thẳng thấp có thể góp phần vào việc điều trị chứng trầm cảm kéo dài.
Phòng ngừa tiểu đường
Những người thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 hơn những người khác. Mà quả bứa có tác dụng giảm cân và cải thiện mức chất béo trung tính trong máu, nó cũng có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2.
Ngoài ra, quả bứa còn làm giảm viêm, cải thiện cân bằng và kiểm soát lượng đường trong máu, làm tăng độ nhạy insulin. Kết hợp với việc giảm trọng lượng cơ thể tổng thể và kiểm soát các yếu tố này, loại quả này có thể có tác động đáng kể đến những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường hoặc những người đang phải đối mặt với các vấn đề trao đổi chất khác.
Ức chế sự phát triển sỏi thận và làm tan sỏi
Chất HCA có trong quả bứa có thể làm chậm quá trình tích tụ oxalat và canxi, kết quả nghiên cứu được đánh giá là rất hứa hẹn cho các bệnh nhân sỏi thận.
Loại gia vị đặc trưng
Khác với vị chua gắt của chanh hoặc vị chát của sấu khi nêm vào nồi nước luộc rau muống. Vị chua của bứa thanh thanh, thơm nhẹ và dịu. Chan cơm với chút nước canh rau muống luộc có bỏ vỏ bứa, ăn chung với vài quả cà muối thì đúng chuẩn vị Bắc, khiến ai đó chẳng thể quên được một thời thơ ấu canh rau muống ăn vài bát cơm. Khi luộc rau muống cần lưu ý sau khi rau chín, vớt rau ra rồi mới bỏ khoảng 2 miếng vỏ bứa vào, cho nhiều dễ bị chua quá khó ăn.
Vỏ bứa nấu canh chua hay kho cá thường được cho vào nồi cùng các loại nguyên liệu khác ngay từ đầu, khi cá chín hoặc nồi canh hoàn thành cũng là lúc vị chua của vỏ bứa hòa tan khiến món ăn trở nên đượm vị, chua nhưng không bị nồng.
Một điểm khác biệt khiến vỏ bứa được ưa chuộng hơn các loại quả khác, đặc biệt là với người dân vùng biển đó là bứa thường được phơi khô, không cần bảo quản tủ lạnh, không cầu kỳ, chỉ cần cho vào hũ hoặc túi bóng buộc kín là sử dụng được vài năm.
Lưu ý khi sử dụng quả bứa
Khi tiêu thụ quả bứa tươi, nên lưu ý chỉ nên ăn 1-2 trái mỗi lần để tránh tình trạng vị giác bị quá chua và gây khó chịu cho dạ dày.
Trong khi đó, quả bứa khô thường được sử dụng làm nguyên liệu chính cho trà hỗ trợ giảm cân, kiểm soát đường huyết và huyết áp. Một lượng quả bứa khô khuyến nghị là từ 40-50g, nấu cùng với 1,2 lít nước và uống trong suốt cả ngày. Uống trà bứa trước bữa ăn khoảng 30 phút có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn.
Gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nhức đầu và các triệu chứng khác về dạ dày và đường ruột cũng như ở đường hô hấp trên.
Tổn thương gan nghiêm trọng và biến chứng ở mắt (giảm thị lực và đau mắt). Trường hợp này xảy ra có thể do ăn quá nhiều bứa, khi bổ sung vào cơ thể hơn 2.800 miligam (mg) axit hydroxycitric (HCA) (chất có trong quả bứa).