Thứ ba 26/11/2024 13:53

PV Power góp 30% vốn vào dự án điện khí LNG tại Quảng Ninh

PV Power sẽ góp 30% vốn vào liên doanh đầu tư nhà máy nhiệt điện khí LNG đầu tiên tại miền Bắc với công suất 1.500 MW.

Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power - HoSE: POW) đã thông qua nghị quyết tham gia góp 30% vốn điều lệ để thành lập Công ty cổ phần Điện khí LNG Quảng Ninh.

Ngoài ra còn có các đối tác khác tham gia là Công ty cổ phần Cơ khí và Lắp máy Việt Nam (Colavi - chuyên ngành gia công cơ khí), Tokyo Gas Co.,Ltd. (công ty khí đốt của Nhật Bản) và Marubeni Corporation (Tập đoàn đa ngành của Nhật Bản).

Dự án Điện khí LNG Quảng Ninh là dự án điện đầu tiên sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) nhập khẩu tại miền Bắc. Dự án được đặt tại phường Cẩm Thịnh, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Đây cũng là dự án nhiệt điện khí đầu tiên tại Quảng Ninh (sau 7 nhà máy nhiệt điện than tổng công suất 5.640MW) để góp phần thực hiện chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng của tỉnh Quảng Ninh từ “nâu” sang “xanh”.

Đại diện UBND tỉnh Quảng Ninh trao giấy chấp thuận đầu tư Dự án điện khí LNG Quảng Ninh cho các nhà đầu tư tại lễ khởi công dự án vào tháng 10/2021

Với tổng mức đầu tư 47.480 tỷ đồng (tương đương 1,998 tỷ USD), nhà máy sẽ bao gồm 1 nhà máy điện khí sử dụng công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp, công suất 1.500 MW, sân phân phối 500 KV với quy mô đảm bảo truyền tải hết công suất 1.500 MW của nhà máy điện.

Đồng thời, nhà máy sẽ có bến nhập LNG đáp ứng quy mô sản lượng thông qua cảng 2,4 triệu tấn LNG/năm, bao gồm: 1 bến cập tàu và các hạng mục phụ trợ phục vụ bến nhập LNG; tuyến ống vận chuyển LNG từ bến nhập LNG về kho chứa đáp ứng quy mô sản lượng thông qua 2,4 triệu tấn LNG/năm; kho chứa LNG công suất 1,2 triệu tấn/năm với 2 bồn chứa loại trên cạn, mỗi bồn chứa có dung tích 100.000 m3. Dự kiến khi đi vào hoạt động, nhà máy sẽ cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia khoảng 9 tỷ kWh điện/năm và đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng 57.700 tỷ đồng trong vòng 25 năm.

Dự án được triển khai sẽ góp phần thúc đẩy phát triển nhanh nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng, đưa điện khí trở thành nguồn cung cấp điện năng quan trọng, phù hợp với định hướng của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 55 ngày 11/02/2020, đóng góp nguồn điện mới vào hệ thống điện quốc gia; thực hiện mục tiêu xây dựng Quảng Ninh thành cực tăng trưởng, là cửa ngõ hợp tác kinh tế quốc tế, là nguồn cung cấp nhiên liệu và năng lượng của quốc gia theo định hướng tại Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2622 ngày 31/12/2013.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Điện khí LNG

Tin cùng chuyên mục

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Bộ Công Thương phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện quốc gia năm 2025

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất 3 kịch bản cung ứng điện cho năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Hà Giang: Chú trọng đảm bảo an toàn hành lang lưới điện

Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của EVN có gì đặc biệt?