Thứ tư 18/12/2024 23:50

Phương hướng xử lý tài sản công trong quá trình tinh gọn bộ máy ra sao?

Bộ Tài chính cho biết khi xử lý tài sản công trong quá trình tinh gọn bộ máy, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước.

Bộ Tài chính đã ban hành văn bản do Thứ trưởng Lê Tấn Cận ký về việc hướng dẫn nguyên tắc xử lý tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước ở các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ thuộc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Theo Bộ Tài chính, về yêu cầu, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thuộc phạm vi sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy theo Văn bản số 141/KH-BCĐTKNQ18 ngày 06/12/2024 của Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18/NQ-TW về Kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc bàn giao nguyên trạng, tiếp nhận tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước phát sinh gắn với quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.

Bộ Tài chính cho biết, khi xử lý tài sản công trong quá trình tinh gọn bộ máy, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước. Ảnh minh họa

Căn cứ mô hình sắp xếp tổ chức bộ máy chính thức đã được cấp có thẩm quyền quyết định, các bộ, cơ quan trung ương thuộc diện sắp xếp có trách nhiệm lập phương án bàn giao, tiếp nhận tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước. Phương án bàn giao, tiếp nhận tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước phải được bản bạc tập thể, thống nhất phương thức thực hiện để sau khi sắp xếp mọi hoạt động của bộ máy nhà nước được thực hiện thông suốt, ổn định, hiệu quả.

Từng bộ, cơ quan trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, thực hiện kiểm kê tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước theo chế độ quy định, lập đầy đủ hồ sơ về tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước trước khi sắp xếp; đối chiếu với kết quả đã kiểm kê tại thời điểm gần nhất trước đó, đối chiếu kinh phí đã chi, số dư còn lại (trong đó đối chiếu số dư dự toán năm 2025 còn lại với Kho bạc nhà nước) để xác định tài sản, tiền vốn,... thừa, thiếu và xác định trách nhiệm để xử lý dứt điểm trước thời điểm sắp xếp.

Khi bàn giao, tiếp nhận tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước giữa các bộ, cơ quan trung ương phải lập biên bản bàn giao, tiếp nhận giữa các bên theo Điều 46 Luật Kế toán năm 2015. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát tài sản, tài chính, ngân sách nhà nước khi thực hiện sắp xếp.

Về những quy định cụ thể đối với công tác quản lý, sử dụng tài sản công của các bộ, cơ quan trung ương được sắp xếp, các đơn vị có trách nhiệm thực hiện kiểm kê, phân loại đối với tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của cơ quan theo các nhóm bao gồm tài sản của cơ quan, đơn vị; tài sản phát hiện thừa/thiếu qua kiểm kê; tài sản không phải của cơ quan (tài sản nhận giữ hộ, tài sản mượn, tài sản thuê của tổ chức, cá nhân khác,...).

Việc kiểm kê, phân loại tài sản phải hoàn thành xong trước ngày 1/1/2025; cập nhật biến động đến khi Đề án/Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tạm dừng việc mua sắm, thuê mới tài sản từ ngày 1/1/2025 cho đến khi hoàn thành việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, trừ trường hợp đã thực hiện tổ chức lựa chọn nhà thầu và trường hợp thực sự cần thiết khác do cơ quan, người có thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê tài sản quyết định.

Trên cơ sở kết quả kiểm kê, phân loại tài sản, bộ, cơ quan trung ương thuộc diện sắp xếp có trách nhiệm xử lý tài sản phát hiện thừa thiếu qua kiểm kê; trả lại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác đối với tài sản giữ hộ, mượn; chấm dứt việc thuê tài sản (nếu được sự thống nhất của bên cho thuê và việc chấm dứt thuê không làm ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan, đơn vị); bảo vệ, bảo quản tài sản của bộ, cơ quan trung ương tránh để mắt, thất thoát tài sản.

Liên quan tới tài sản của bộ, cơ quan trung ương và tài sản thuê của tổ chức, cá nhân khác mà không chấm dứt việc thuê, tương ứng với từng hình thức sắp xếp, việc quản lý, xử lý tài sản được thực hiện theo từng trường hợp cụ thể.

Đối với trường hợp hợp nhất các bộ, cơ quan trung ương hoặc hợp nhất các bộ, cơ quan trung ương và chuyển một số chức năng, nhiệm vụ cho bộ cơ quan trung ương khác: Bộ, cơ quan trung ương sau sắp xếp được kế thừa quyền quản lý, sử dụng tài sản đã tiếp nhận, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ theo Hợp đồng thuê tài sản, cho thuê, liên doanh, liên kết, khai thác tài sản (nếu có).

Sau khi hoàn thành việc sắp xếp, bộ, cơ quan trung ương sau sắp xếp có trách nhiệm bố trí sử dụng tài sản theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công; thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Xác định tài sản dôi dư (không còn nhu cầu sử dụng theo cơ cấu tổ chức bộ máy mới) hoặc thuộc trường hợp phải xử lý theo quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công để lập hồ sơ đề nghị xử lý, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý theo quy định; không để tình trạng bỏ trống, không sử dụng, sử dụng sai mục đích, sử dụng kém hiệu quả gây lãng phí, thất thoát.

Tiếp tục thực hiện các nội dung chưa hoàn thành đối với các tài sản đã có Quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền trước khi sắp xếp mà đến thời điểm sắp xếp chưa hoàn thành việc xử lý.

Đối với trường hợp thay đổi cơ quan quản lý cấp trên, Bộ, cơ quan trung ương đang quản lý, sử dụng tài sản lập hồ sơ đề nghị điều chuyển tài sản, trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định tại Điều 20, Điều 21 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ.

Đối với trường hợp kết thúc hoạt động và chuyển chức năng, nhiệm vụ sang cho một cơ quan, đơn vị khác: Bộ, cơ quan trung ương tiếp nhận nhiệm vụ được kế thừa quyền quản lý, sử dụng tài sản của bộ, cơ quan trung ương kết thúc hoạt động và có trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản được thực hiện tương tự trường hợp hợp nhất.

Đối với trường hợp kết thúc hoạt động và chuyển chức năng, nhiệm vụ sang cho nhiều bộ, cơ quan trung ương khác: Trường hợp việc chuyển chức năng, nhiệm vụ gắn với chuyển bộ, cơ quan trung ương thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó sang bộ, cơ quan trung ương khác: bộ, cơ quan trung ương tiếp nhận nhiệm vụ được kế thừa quyền quản lý, sử dụng tài sản của cơ quan, đơn vị kết thúc hoạt động và có trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản được thực hiện tương tự trường hợp hợp nhất.

Ngoài ra, trường hợp việc chuyển chức năng, nhiệm vụ mà không gắn với chuyển bộ, cơ quan trung ương thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó sang bộ, cơ quan trung ương khác, khi còn cơ quan quản lý cấp trên thì bộ, cơ quan trung ương kết thúc hoạt động có trách nhiệm bàn giao tài sản cho cơ quan quản lý cấp trên. Cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Trường hợp không còn cơ quan quản lý cấp trên thì bộ, cơ quan trung ương kết thúc hoạt động có trách nhiệm bàn giao tài sản cho cơ quan được giao chủ trì lập đề án/phương án sắp xếp. Cơ quan được giao chủ thì lập đề án/phương án sắp xếp có trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Trường hợp không còn cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan chủ trì lập Đề án Phương án sắp xếp sẽ kết thúc hoạt động sau khi đề án/phương án được phê duyệt thì bộ, cơ quan trung ương kết thúc hoạt động có trách nhiệm bàn giao tài sản cho cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại khoản 1, Điều 19 Luật quản lý, sử dụng tài sản công. Cơ quan tiếp nhận tài sản có trách nhiệm quản lý, xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Trong thời gian chưa xử lý tài sản, bộ, cơ quan trung ương được giao tiếp nhận tài sản để quản lý, xử lý có trách nhiệm bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và các tài sản khác để thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm không làm gián đoạn, ảnh hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ công chức, viên chức, người lao động.

Trần Đình
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: 100% thí sinh không vượt qua kỳ kiểm tra kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành nông nghiệp

Thông tin mới nhất về phương án hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên Môi trường

Bộ Quốc phòng Italy cam kết sẽ tích cực phối hợp với Bộ Quốc phòng Việt Nam

Vùng 4 Hải quân động viên cán bộ, chiến sỹ ra công tác Trường Sa

Cây thông tươi 'lên ngôi' trong mùa Giáng sinh 2024

Nhân sự 17/12: Ban Bí thư chỉ định nhân sự tỉnh Ninh Bình; tỉnh Quảng Bình có tân Chủ tịch UBND

Thời tiết hôm nay: Miền Bắc ghi nhận mức nhiệt thấp nhất từ đầu mùa đông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/12/2024: Cảnh báo có gió giật mạnh trên Vịnh Bắc Bộ

Dự báo thời tiết hôm nay 18/12/2024: Bắc Bộ trời nắng, Trung Bộ có mưa rào rải rác

Thủ tướng phê chuẩn quyết định bầu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình

Việt Nam đặt mục tiêu 70% người dân trưởng thành sử dụng dịch vụ công trực tuyến vào năm 2030

Gia Lai: Các nhà vườn đang tất bật chăm sóc hoa để phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025

Việt Nam thí điểm thành công hệ thống dữ liệu rừng và vùng trồng cà phê

Khởi động sân chơi “Ý tưởng trẻ thơ” năm thứ 15 trên toàn quốc

Hợp tác về phát triển và cung ứng nguồn nhân lực nông nghiệp

Rác thải nhựa trong lĩnh vực thương mại điện tử có thể lên tới 800 nghìn tấn

Phú Thọ: Xe bồn bốc cháy, tài xế dũng cảm điều khiển ra khỏi cây xăng

Giảm 5 bộ, 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương