Thứ sáu 27/12/2024 17:54

Phổ biến Nghị định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hoá học.

Phát biểu tại Hội nghị phổ biến Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học do Bộ Công Thương tổ chức tại Hà Nội vào chiều 10/4, ông Phùng Mạnh Ngọc - Cục trưởng Cục Hoá chất (Bộ Công Thương) cho rằng: Việt Nam ký Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học vào năm 1993 và phê chuẩn Công ước vào năm 1998.

Ông Phùng Mạnh Ngọc - Cục trưởng Cục Hoá chất phát biểu tại hội nghị

Cũng theo đại diện Cục Hoá chất, cơ quan quốc gia Việt Nam thực hiện Công ước Cấm vũ khí hóa học (VNA) được thành lập theo Quyết định số 76/2002/QĐ-TTg ngày 14/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ và đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 6/5/2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học. Đến nay đã được gần 10 năm và đạt được nhiều kết quả trong công tác quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước Cấm vũ khí hóa học.

Việc nội luật hóa Công ước Cấm vũ khí hóa học thông qua Nghị định số 38/2014/NĐ-CP cũng là công cụ pháp lý để Việt Nam thực thi Công ước Cấm vũ khí hóa học, giúp Việt Nam hoàn thành tốt nghĩa vụ quốc gia, quản lý và khai báo việc xuất nhập khẩu hóa chất Bảng và tình hình sản xuất hóa chất hữu cơ riêng biệt DOC, DOC-PSF, khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của Công ước.

Tuy vậy, theo ông Phùng Mạnh Ngọc, qua 10 năm thực hiện, bên cạnh các kết quả đạt được, Nghị định số 38/2014/NĐ-CP có một số tồn tại, hạn chế do sự thay đổi về điều kiện kinh tế - xã hội và cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực hóa chất. Để khắc phục những tồn tại trên, Bộ Công Thương chủ trì với các bộ, ngành xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định 33/2024/NĐ-CP quy định thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá huỷ vũ khí hoá học vào ngày 27/3/2024, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 19/5/2024.

Ông Lê Việt Thắng – Phó Chánh Văn phòng Cục Hoá chất đã trình bày về những điểm mới của Nghị định 33/2024/NĐ-CP

Để các quy định của Nghị định số 33/2024/NĐ-CP nhanh chóng đi vào thực tiễn, các cơ quan quản lý các cấp, doanh nghiệp có thể nắm bắt và triển khai tốt các quy định của Nghị định, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị phổ biến các quy định của Nghị định. Tham dự hội nghị có đại diện các Sở Công Thương phía Bắc, đại diện cơ quan quản lý, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất thuộc Công ước cấm vũ khí hóa học.

Tại Hội nghị, ông Lê Việt Thắng – Phó Chánh Văn phòng Cục Hoá chất đã trình bày sự cần thiết ban hành Nghị định, những điểm mới, danh mục hoá chất Bảng và các biểu mẫu, các quy định về chuyển tiếp…

Trong đó, liên quan đến những điểm mới của Nghị định số 33/2024/NĐ-CP, ông Lê Việt Thắng cho rằng, Nghị định đã kế thừa các quy định về điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu hoá chất Bảng của Nghị định số 38/2014/NĐ-CP. Cùng với đó, bổ sung quy định miễn trừ giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với hoá chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3. Ngưỡng hàm lượng miễn trừ được đề xuất là 1% (ngưỡng thấp nhất phải khai báo với hoá chất Bảng 2, hoá chất Bảng 3 theo Công ước). Bổ sung quy định trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hoá chất Bảng với mục đích kinh doanh thì phải được cấp Giấy phép kinh doanh hoá chất Bảng trước khi thực hiện các thủ tục xuất, nhập khẩu.

Theo ông Lê Việt Thắng, Nghị định 33/2024/NĐ-CP cũng bổ sung quy định thống nhất thời gian nộp báo cáo hàng năm của các tổ chức, cá nhân là ngày 15/2 cho khai báo về các hoạt động có trong năm trước và các hoạt động dự kiến cho năm tiếp theo (tính đến hết 31/12 năm đó), phù hợp với thời hạn báo cáo tại Nghị định số 82/2022/NĐ-CP để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong công tác khai báo. Đặc biệt, hoạt động khai báo, báo cáo liên quan đến hoá chất Bảng, hoá chất DOC, DOC – PSF theo vòng đời được thực hiện theo hình thức điện thử thông qua Cơ sở dữ liệu hoá chất quốc gia.

Đại diện doanh nghiệp phát biểu tại hội nghị

Nghị định 33/2024/NĐ-CP cũng bổ sung quy định về thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, sử dụng, tàng trữ hoá chất Bảng, hoá chất DOC, DOC – PSF. Trong đó, chỉnh lý quy định về kiểm tra nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Công ước, đồng thời hỗ trợ các cơ sở hoá chất Bảng, hoá chất DOC, DOC – PSF được tập huấn, làm quen đối với trình tự, thủ tục đón tiếp Đoàn Thanh sát quốc tế. Trong trường hợp phát hiện các thiếu sót, thông qua kiểm tra, các cơ sở hoá chất Bảng, hoá chất DOC, DOC – PSF có liên quan sẽ có cơ hội được hoàn thiện, bổ sung trước khi chính thức đón Đoàn Thanh sát quốc tế…

Tại hội nghị, đại diện Cục Hoá chất cũng trả lời nhiều câu hỏi thắc mắc của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động khai báo và xuất, nhập khẩu hoá chất. Đồng thời, khuyến cáo các doanh nghiệp và đơn vị nghiên quan dành thời gian nghiên cứu, đọc kỹ các nội dung được nêu tại Nghị định 33/2024/NĐ-CP để thực hiện đúng quy định và sớm đưa Nghị định vào cuộc sống.

Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói về chống lãng phí tại Bộ Công Thương

EVN đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Quản lý thị trường Hà Nội: Mailystyle là vụ điển hình trong kiểm tra dấu hiệu vi phạm thương mại điện tử

Lớp học tình thương Ngọc Việt: Thắp lên niềm tin, soi sáng tương lai

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Cải cách thể chế - trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Tinh thần chống lãng phí giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn trong triển khai các hoạt động

Chống lãng phí: Doanh nghiệp mong được khơi thông điểm nghẽn chính sách, có được sức bật cao hơn

Bộ Công Thương hoà cùng ‘dòng chảy’ chống lãng phí, tạo đột phá phát triển trong kỷ nguyên mới

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Bộ Công Thương: Nhiều kết quả nổi bật trong xây dựng Chính phủ số

Quan điểm, giải pháp về chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển

Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện

Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính

Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình

Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'