Chủ nhật 22/12/2024 20:13

Philippnes phê chuẩn Hiệp định RCEP: Chấp nhận thách thức

Việc Philippines phê chuẩn RCEP báo hiệu sự sẵn sàng của nước này để vượt qua các thách thức.

“Muộn còn hơn không” là nhận xét của các chuyên gia Philippines khi mới đây Thượng viện Philippines cuối cùng đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), quy tụ 10 thành viên ASEAN cùng với Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Trung Quốc. Hiệp định bao trùm 30% GDP, khối lượng thương mại và dân số của thế giới. Sau khi cân nhắc, 20 thượng nghị sĩ Philippines cuối cùng đã bỏ phiếu tán thành hiệp định RCEP với một phiếu phản đối và một phiếu trắng.

Một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong nền chính trị Philippines cuối cùng đã được giải quyết sau khi những tiếng nói bất đồng từ các lĩnh vực nông nghiệp của nước này được xoa dịu bởi những người ủng hộ mở rộng thương mại và đầu tư khu vực và toàn cầu.

Trong tiến trình hội nhập, tự do hóa thương mại của quốc gia này với các nền kinh tế lớn trong khu vực và thế giới, ngành nông nghiệp Philippines đã lo ngại sẽ bị "bỏ lại phía sau" do giới chức chính trị của Philippines không quan tâm nhiều đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp.

Ngay cả trong lĩnh vực công nghiệp và sản xuất, Philippines cũng phải đối mặt với những cạnh tranh từ các nước ASEAN. Quốc gia quần đảo này có nhược điểm tự nhiên là khoảng cách vận chuyển xa so với các thị trường lục địa, cộng thêm với cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nội địa lạc hậu và chi phí cũng đắt đỏ.

Một trở ngại khác cũng làm "chùn bước" nhà đầu tư nước ngoài trong 30 năm qua là giá điện ở Philippines "đắt nhất" trong số các nước ASEAN: Cao gấp ba lần so với Trung Quốc, gấp đôi so với Việt Nam và cao hơn 30% so với Thái Lan.

Tuy nhiên, việc Philippines phê chuẩn RCEP báo hiệu sự sẵn sàng của nước này để vượt qua các thách thức. Hợp tác với Trung Quốc là một lựa chọn để Philippines đạt được hiệu quả trong nỗ lực đạt được tiến bộ và thịnh vượng trong khuôn khổ RCEP.

Duy Hưng (tổng hợp)
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định RCEP

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba

Trung Quốc công bố hình ảnh thử nghiệm máy bay không người lái