Thứ bảy 09/11/2024 02:29

Philippines điều tra tự vệ đối với mặt hàng gạch ốp lát nhập khẩu

Vừa qua, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) đã đăng thông báo khởi xướng điều tra nhằm áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng gạch ốp lát sàn và ốp tường nhập khẩu trong giai đoạn 2013-2017.

Cụ thể, các sản phẩm nằm trong diện điều tra thuộc các mã AHTN Code 6907.2123, 6907.2124, 6907.2193, 6907.2194, 6907.2213, 6907.2214, 6907.2293, 6907.2294, 6907.2313, 6907.2314, 6907.2393, 6907.2394 và 6907.4092 (được phân loại theo hệ thống hài hòa hải quan ASEAN).

Nguyên đơn là Công ty Mariwasa Siam Ceramics, Inc. (MSC), chiếm 86% tổng lượng sản xuất sản phẩm bị điều tra của ngành sản xuất Philippines.

Theo báo cáo của DTI, nhập khẩu gạch ốp lát vào Philippines tăng đột biến từ hơn 6.000 tấn năm 2013 lên đến hơn 1 triệu tấn năm 2016, gần 1 triệu tấn năm 2017 và 6 tháng đầu năm 2018 là hơn 400 ngàn tấn. Ba nước có lượng nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm bị điều tra vào Philippines tính đến thời điểm năm 2017 gồm: Trung Quốc (chiếm 85,25% thị phần nhập khẩu), Indonesia (6,84%) và Việt Nam (3,2%). Trong đó, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng đáng kể nhất từ 229 tấn (chỉ chiếm 3,76% thị phần nhập khẩu) năm 2013 lên đến gần 800.000 tấn (chiếm 85,25% thị phần nhập khẩu) năm 2017. Về phía Việt Nam, mặc dù khối lượng nhập khẩu cũng tăng lên đáng kể từ gần 3.000 tấn lên gần 30.000 tấn nhưng thị phần nhập khẩu lại giảm từ 48,22% (năm 2013) xuống 3,2% (năm 2017) và 3,32% (6 tháng đầu năm 2018).

Báo cáo cũng chỉ ra, thị phần của 4 nhà sản xuất trong nước đã giảm đáng kể từ 96% năm 2013 xuống còn 14% năm 2017, 2/4 nhà sản xuất gạch nội địa đã đóng cửa, tuy nhiên sản lượng gạch sản xuất nội địa hầu như không có thay đổi trong cả giai đoạn 2013-2017.

Để đảm bảo quyền lợi, Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang Philippines chuẩn bị các nguồn lực và chủ động tham gia, hợp tác, cung cấp đầy đủ thông tin cho Bộ Thương mại và Công nghiệp Phillippines trong quá trình điều tra để đảm bảo kết quả tích cực cho vụ việc.

Thu Hà
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Philippines

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Huyện Krông Pắc tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất, tiêu thụ sầu riêng niên vụ năm 2024

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Tổng cục Hải quan chỉ đạo xử lý các lô hàng quá thời hạn làm thủ tục hải quan

Thương mại điện tử thúc đẩy dòng chảy hàng hóa, dịch vụ và hỗ trợ doanh nghiệp

Dự báo, xuất khẩu cao su năm 2024 đạt từ 3 - 3,5 tỷ USD

Ấn Độ vẫn là thị trường xuất khẩu chính của quế Việt

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu máy ảnh, máy quay phim và linh kiện lớn nhất của Việt Nam

Xuất khẩu tăng mạnh, Hoa Kỳ giữ vững vị thế thị trường lớn nhất của hàng Việt Nam

10 tháng, thu ngân sách nhà nước từ xuất nhập khẩu đạt 346.283 tỷ đồng

Khánh Hoà: Kết nối tiêu thụ hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU 2024: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững

10 tháng năm 2024, xuất khẩu hồ tiêu thu về 1,1 tỷ USD

Thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc tiến gần mốc 170 tỷ USD sau 10 tháng

Hà Nội: Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Quốc Oai năm 2024

Gạo Việt, xây dựng thương hiệu bằng chất lượng

Thương mại điện tử không chỉ phát triển mạnh ở thành phố lớn mà đã vươn tới vùng sâu, vùng xa

Hơn 400 gian hàng tham gia Hội chợ dược liệu, y dược cổ truyền toàn quốc năm 2024

Hải Phòng: Tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 12,15 tỷ USD trong tháng 10/2024

Hà Nội: Người dân thích thú nếm hương vị quốc tế tại Triển lãm thực phẩm lớn nhất Việt Nam