Thứ sáu 22/11/2024 11:44

Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”.

Theo đó, mục tiêu chung được đặt ra đó là phát triển bền vững, nâng cao sức cạnh tranh của ngành ong, xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm ong Việt Nam. Sản phẩm hàng hóa của ngành Ong được sản xuất chủ yếu từ các cơ sở nuôi ong chuyên nghiệp, bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc, thân thiện với môi trường, đáp ứng yêu cầu chất lượng, an toàn thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Trang trại mật ong keo Honeco

Về mục tiêu cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sẽ duy trì số lượng từ 1,3 đến 1,5 triệu đàn ong được di chuyển theo nguồn hoa, nguồn mật, đạt năng suất mật bình quân cả nước trên 42 kg/đàn/năm đối với ong ngoại và trên 18 kg/đàn/năm đối với ong nội; tổng sản lượng mật ong ổn định 55-60 nghìn tấn/năm, trong đó xuất khẩu khoảng 80% và tiêu dùng nội địa khoảng 20%.

Để đạt được mục tiêu đặt ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đưa ra hàng loạt các nhiệm vụ, giải pháp. Theo đó, ứng dụng khoa học công nghệ, chủ động chọn tạo, nhân đủ nguồn ong giống có năng suất, chất lượng phù hợp chăn nuôi ong ở các vùng sinh thái. Điều tra, khảo sát về tính đa dạng sinh học và sản phẩm mật ong đặc thù của ong mật chưa thuần hóa. Điều tra, khảo sát cây thức ăn cho ong và sản xuất thức ăn bổ sung cho ong mật. Kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm và nguồn gốc sản phẩm. Đổi mới sản xuất, thương mại trong ngành ong; Xây dựng chính sách phát triển chăn nuôi ong; hợp tác quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực.

Riêng với giải pháp đổi mới sản xuất, thương mại trong ngành ong, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông cho biết, sẽ tiếp tục mở rộng, đổi mới các chuỗi liên kết sản xuất sản phẩm ong, đứng đầu là doanh nghiệp thương mại trong nước và xuất khẩu, ưu tiên liên kết với hợp tác xã, trang trại nuôi ong góp phần duy trì bền vững cơ cấu tổng đàn ong mật: khoảng 80% tổng đàn là ong ngoại, 20% là ong nội phù hợp với nguồn thức ăn tự nhiên cho ong và nhu cầu thị trường đối với sản phẩm ong.

Bên cạnh đó, ưu tiên xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật và các quy trình kỹ thuật chăn nuôi ong khác nhau phục vụ ngành ong. Nghiên cứu phát triển và hoàn thiện quy trình kỹ thuật chuyển đổi theo lộ trình từ nuôi ong thùng đơn sang nuôi ong thùng kế để nâng cao năng suất, chất lượng mật ong.

Đầu tư cho chế biến sâu, đa dạng hóa các sản phẩm ong để năng cao giá trị gia tăng, gắn với xúc tiến thương mại để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và mở rộng thị trường trong nước. Tổ chức lại hệ thống thu gom, sơ chế, chế biến, chế biến sâu các sản phẩm ong theo hướng tập trung, công nghiệp gắn với vùng nuôi ong hàng hoá, bảo đảm yêu cầu về bảo yêu cầu của thị trường.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Ngành mật ong

Tin cùng chuyên mục

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024