Thứ năm 15/05/2025 18:38

Mật ong, mứt hoa quả xuất sang EU phải tuân thủ những quy định mới nào?

Mật ong, nước và mứt hoa quả, sữa khô khi xuất khẩu vào EU phải tuân thủ những quy định mới nhằm thực hiện mục tiêu Thỏa thuận xanh của thị trường này.

Chiều 29/5/2024, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU cho biết, ngày 14/5/2024, Nghị viện và Hội đồng châu Âu ban hành Chỉ thị số (EU) 2024/1438 sửa đổi các quy định liên quan đến một số loại nông sản thực phẩm tại các Chỉ thị của Hội đồng châu Âu ban hành trước đây nhằm thực hiện mục tiêu Thỏa thuận xanh, Chiến lược từ trang trại tới bàn ăn để tạo ra hệ thống thực phẩm công bằng, lành mạnh, thân thiện với môi trường, bền vững hơn.

Theo đó, cơ quan này điều chỉnh Chỉ thị số 2001/110/EC liên quan đến mặt hàng mật ong. Các quy định điều chỉnh mới liên quan đến việc bổ sung ghi nhãn, xuất xứ mật ong nhằm tăng khả năng nhận diện, ghi nhãn trong trường hợp phối trộn nhiều loại mật ong có xuất xứ, nuôi và thu hoạch mật ong từ các vùng có các loài thực vật khác nhau, quy định ghi nhãn, nguồn gốc xuất xứ mật ong đối với các loại mật ong bao gói nhỏ dưới 30g…

Nghị viện và Hội đồng châu Âu ban hành Chỉ thị số (EU) 2024/1438 sửa đổi các quy định liên quan đến một số loại nông sản thực phẩm nhập khẩu vào thị trường này. Ảnh minh họa

Cùng đó, điều chỉnh Các chỉ thị 2001/112/EC liên quan đến nước ép trái cây và một số sản phẩm tương tự dành cho người, Chỉ thị 2001 /113/EC liên quan đến mứt trái cây, thạch và mứt cam và hạt dẻ nghiền dành cho người, và Chỉ thị 2001/114/EC liên quan đến một số loại sữa được bảo quản tách nước hoàn toàn hoặc một phần phục vụ cho người.

Nội dung điều chỉnh chính đối với các Chỉ thị liên quan đến các quy định về chứa đường trong thành phần sản phẩm nước ép, tách đường đảm bảo tính tự nhiên sau các công đoạn xử lý chế biến, qua định của EU về tên nước dừa, mứt cam... Các quy định liên quan đến thay đổi hàm lượng dinh dưỡng ghi nhãn sữa khô trên bao bì khi xử lý.

Thương vụ cho biết, các nước thành viên EU sẽ thông qua và công bố các nội dung điều chỉnh đối với các Chỉ thị trên vào ngày 14/12/2025 và Quy định này sẽ áp dụng từ 14/6/2026.

Trước đó, tháng 1/2024 Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu đạt được một thỏa thuận nhằm xem xét và củng cố các tiêu chuẩn tiếp thị hiện có áp dụng cho mật ong, nước ép trái cây, mứt và sữa nhập khẩu vào thị trường này. Chỉ thị được gọi là Breakfast Directives - đặt ra quy tắc chung về thành phần, tên bán, ghi nhãn và cách trình bày các sản phẩm này để đảm bảo sản phẩm được di chuyển tự do trong thị trường EU và giúp người tiêu dùng đưa ra những lựa chọn sáng suốt. Chỉ thị sửa đổi được các nhà đồng lập pháp nhất trí sẽ đưa ra những thay đổi như ghi nhãn xuất xứ bắt buộc đối với mật ong, các quốc gia xuất xứ trong mật ong hỗn hợp sẽ phải xuất hiện trên nhãn theo thứ tự giảm dần với tỷ lệ phần trăm của mỗi nguồn gốc.

Hoàng Giang
Bài viết cùng chủ đề: Ngành mật ong

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 15/5: Đặc nhiệm NATO tử nạn ở Sumy

E-methanol mở ra kỷ nguyên nhiên liệu sạch cho vận tải biển

FTA Index: 'Thước đo' mới trong quyết định đầu tư

Ukraine giới thiệu pháo phản lực 'Tornado-G' nội địa

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 14/5: Nga bắt giữ quân Ukraine

Thụy Điển siết chặt giám sát hàng hoá nhập khẩu, Thương vụ cảnh báo doanh nghiệp

Hiệp định IFD: Thu hẹp khoảng cách phát triển trong APEC

APEC bàn về trí tuệ nhân tạo và hội nhập tại Jeju

Giải mã chênh lệch chỉ số FTA Index giữa các tỉnh, thành

Nền tảng quan trọng cho Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC

Doanh nghiệp Việt Nam tới tấp đơn hàng thực phẩm tại Ả Rập

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/5: Nga bắt giữ lính Ukraine ở Donetsk

FTA Index: ‘Tấm bản đồ’ chiến lược cho doanh nghiệp Việt

Thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong ngành thủy sản

Nâng cao năng lực thực thi FTA, để ‘nâng hạng’ FTA Index

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 13/5: Nga thiêu rụi pháo Himars Ukraine

Israel trang bị 'giáp lồng' trên xe tăng chủ lực Merkava

Thị trường tài chính khởi sắc sau thỏa thuận Hoa Kỳ - Trung Quốc

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 13/5: 100 UAV Nga oanh tạc Ukraine

Chuyên gia Trung Quốc: Đàm phán Trung - Mỹ mang lại sự ổn định cho kinh tế thế giới