Phát triển thương mại miền núi: Tỉnh Điện Biên mong muốn doanh nghiệp hỗ trợ người dân tổ chức sản xuất

Tỉnh Điện Biên mong muốn các doanh nghiệp, nhà sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, đưa các nông sản của địa phương vươn xa.
Sở Công Thương tỉnh Điện Biên: Các kết quả đáng ghi nhận Điện Biên: Sáng tạo trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số Điện Biên tập trung xây dựng hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội

Thế khó của thương mại miền núi

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, ông Phạm Đức Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên chia sẻ, Điện Biên là tỉnh đặc biệt khó khăn, diện tích rộng, dân cư thưa, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo hiện tại còn chiếm hơn 40%. Vậy nên Điện Biên xác định, nếu như không để cho nhân dân, nhất là nông dân, tham gia vào các chuỗi sản xuất và cung ứng cho thị trường hàng hóa, trước mắt là trong nước, thì mục tiêu xóa đói giảm nghèo của tỉnh chắc chắn sẽ không thực hiện được. Cho nên đây là vấn đề mà cấp ủy, chính quyền địa phương Điện Biên hết sức quan tâm.

Về tiềm năng, đối với nông sản, khu vực miền núi, lãnh đạo tỉnh Điện Biên cho biết, địa phương có nhiều nông sản hàng hóa mà các thị trường lớn có nhu cầu. Như sản phẩm gạo của Điện Biên hiện nay khá nổi tiếng ở thị trường trong nước; những sản phẩm như dưa mèo - khi đưa về thị trường dưới xuôi cũng được tiếp nhận rất tích cực; hay các sản phẩm bí xanh, lạc, cà phê, chè,… cũng tương tự.

Phát triển thương mại miền núi: Tỉnh Điện Biên mong muốn doanh nghiệp hỗ trợ người dân tổ chức sản xuất
Tỉnh Điện Biên có nhiều nông sản hàng hóa mà các thị trường lớn có nhu cầu

Dù có nhiều tiềm năng, tuy nhiên khi các doanh nghiệp cung ứng đặt vấn đề tiêu thụ, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với khối lượng ổn định hàng tháng lên tới vài chục tấn thì người dân địa phương thường không đáp được. Bởi, đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa vẫn sản xuất theo phương thức tự cung tự cấp, nhà dùng không hết thì mang ra bán, nên tính ổn định không cao.

Hơn nữa, nông sản lại có tính chất mùa vụ, vào vụ thu hoạch có rất nhiều, nhưng kết thúc vụ thu hoạch lại không còn sản phẩm để bán. Trong khi đó, chuỗi cung ứng ở các thị trường lớn đòi hỏi phải có nguồn hàng đảm bảo về số lượng, phẩm cấp và chất lượng. Vậy nên, đến hiện tại, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa như Điện Biên hầu như chưa tham gia vào các chuỗi cung ứng của các sản phẩm nông sản ở các thị trường lớn, đặc biệt như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.

Doanh nghiệp cần vào cuộc mạnh mẽ

Theo Phó Chủ tịch Phạm Đức Toàn, Điện Biên đang tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm nông - lâm - sản. Đồng thời xác định, nếu có sự tham gia của các doanh nghiệp trong phát triển thương mại miền núi, ngay từ khâu hỗ trợ cho nông dân trong tổ chức sản xuất để có một khối lượng sản phẩm hàng hóa đủ lớn, có phẩm cấp, đáp ứng được yêu cầu, mới thực hiện được mục tiêu mà các tỉnh khó khăn, trong đó có Điện Biên, đã đề ra.

Ông Phạm Đức Toàn thông tin thêm, Điện Biên có rất nhiều tiềm năng đối với các sản phẩm như mắc ca. Hiện nay, tỉnh đã trồng được trên 4.600ha mắc ca, cà phê có trên 4.000ha arabica… Tuy nhiên, các sản phẩm trên hầu hết chưa được chế biến sâu, chỉ là các hộ gia đình, cá nhân trồng và gom vào sản xuất.

Phát triển thương mại miền núi: Tỉnh Điện Biên mong muốn doanh nghiệp hỗ trợ người dân tổ chức sản xuất
Tỉnh Điện Biên mong muốn doanh nghiệp hỗ trợ người dân tổ chức sản xuất để nông sản địa phương có cơ hội tham gia vào các chuỗi cung ứng ở thị trường trong nước

Đặc biệt, công nghệ chế biến hầu như chưa có, vậy nên giá trị gia tăng tạo ra cho người dân trong quá trình tham gia cung ứng sản phẩm ra thị trường còn rất thấp. “Hay với miến dong, Điện Biên hiện có vùng trồng khoảng hơn 2.000ha. Sản phẩm này cũng là một trong những sản phẩm chế biến nguyên sơ” - ông Phạm Đức Toàn thông tin

Từ những điều kể trên, ông Phạm Đức Toàn kiến nghị, để phát triển thương mại miền núi, Bộ Công Thương đề xuất với Chính phủ hỗ trợ nhiều hơn nữa cho đồng bào, cho các doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi sản xuất và cung ứng nông sản cho các tỉnh đặc biệt khó khăn, đặc biệt là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Bên cạnh đó, Điện Biên trân trọng đề nghị các doanh nghiệp, các nhà sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, trực tiếp tham gia liên kết đối với người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa trong khâu từ sản xuất, xây dựng chứng nhận xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý,… Tiếp đó, đưa ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông sản theo mùa vụ, để có thể sản xuất được nhiều vụ trong năm nhằm đáp ứng được yêu cầu ổn định, bền vững của thị trường.

“Có như vậy, nông dân miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới mới có cơ hội tham gia vào các chuỗi cung ứng ở thị trường trong nước. Đồng thời, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển thương mại miền núi, hải đảo, khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản cho bà con miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới sẽ trở thành hiện thực; và góp phần tích cực cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương của các tỉnh miền núi khó khăn nói chung và Điện Biên nói riêng hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững, ổn định cho đồng bào nhân dân các dân tộc” - ông Phạm Đức Toàn mong muốn.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Điện Biên

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lào Cai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Đắk Lắk: Xây dựng nhãn hiệu “Sầu riêng Krông Búk”

Đắk Lắk: Xây dựng nhãn hiệu “Sầu riêng Krông Búk”

Tăng doanh thu nhờ đưa hàng hóa Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Tăng doanh thu nhờ đưa hàng hóa Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức phiên chợ nông nghiệp sạch năm 2023

Huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức phiên chợ nông nghiệp sạch năm 2023

Hà Giang: Quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của thanh niên khởi nghiệp

Hà Giang: Quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của thanh niên khởi nghiệp

Lục Ngạn dành hơn 1 tỷ đồng cho hoạt động xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi, sản phẩm đặc trưng

Lục Ngạn dành hơn 1 tỷ đồng cho hoạt động xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi, sản phẩm đặc trưng

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Năm 2024: Lào Cai dự kiến tổ chức 21 hội chợ, triển lãm thương mại

Năm 2024: Lào Cai dự kiến tổ chức 21 hội chợ, triển lãm thương mại

Hòa Bình tổ chức Phiên chợ vùng cao năm 2023

Hòa Bình tổ chức Phiên chợ vùng cao năm 2023

Sơn La: Tìm đầu ra cho các sản phẩm sơn tra

Sơn La: Tìm đầu ra cho các sản phẩm sơn tra

Sơn La: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm long nhãn

Sơn La: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm long nhãn

Longform | Đặc sản miền núi được ưa chuộng trên sàn thương mại điện tử

Longform | Đặc sản miền núi được ưa chuộng trên sàn thương mại điện tử

Gia Lai xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước

Gia Lai xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước

Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

Longform | Lào Cai: Nâng cao giá trị và tìm thị trường ổn định cho sản phẩm quế

Longform | Lào Cai: Nâng cao giá trị và tìm thị trường ổn định cho sản phẩm quế

Lào Cai: Đặt mục tiêu đưa cây quế trở thành ngành hàng phát triển bền vững

Lào Cai: Đặt mục tiêu đưa cây quế trở thành ngành hàng phát triển bền vững

Vì sao na Chi Lăng chinh phục được người tiêu dùng Thủ đô?

Vì sao na Chi Lăng chinh phục được người tiêu dùng Thủ đô?

Đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm na Chi Lăng

Đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm na Chi Lăng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản thế mạnh

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản thế mạnh

Nghệ An: Giá gừng tăng mạnh, nguồn cung khan hiếm

Nghệ An: Giá gừng tăng mạnh, nguồn cung khan hiếm

Xem thêm