Thứ tư 27/11/2024 09:58

Phát triển điện mặt trời mái nhà ở miền Bắc: Từ nhu cầu tới cơ chế, chính sách

Nghiên cứu nhu cầu lắp đặt nguồn điện mặt trời mái nhà nối lưới đáp ứng nhu cầu phụ tải tại chỗ và cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ĐMTMN ở miền Bắc.

Đây là nhiệm vụ khoa học và công nghệ được Bộ Công Thương đặt hàng Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án ngành năng lượng (Bộ Công Thương) thực hiện, làm cơ sở để lập báo cáo đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các nguồn điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) nối lưới nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải tại chỗ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.

Cần thiết nghiên cứu nhu cầu lắp đặt nguồn ĐMTMN nối lưới

KS. Lã Hồng Kỳ, chuyên viên chính - Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước các dự án ngành năng lượng - Bộ Công Thương cho biết, Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 11/2/2020 đã khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng, trong đó có phát triển điện gió và điện mặt trời (ĐMT).

Điện mặt trời mái nhà

Theo thông tin từ EVN, đến hết năm 2023, ĐMTMN có 103.509 hệ thống với mức công suất đặt 9.595 MWp được ký hợp đồng mua bán điện với đại diện EVN, trong đó phân bố ở miền Bắc 616 MWp (6,42 %), miền Trung 3.066 MWp (31,96 %), miền Nam 5.914 MWp (61,63 %). Nhu cầu tiêu thụ điện của miền Bắc hiện chiếm gần 50% toàn quốc và dự báo tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước.

Với tình hình thực tế của năm 2024, nguồn điện mới ở miền Bắc dự kiến đưa vào vận hành rất ít, các nguồn điện mới bổ sung ở miền Trung và miền Nam (chủ yếu là năng lượng tái tạo) trong vài năm gần đây cũng chỉ hỗ trợ được một phần cho phía Bắc do công suất truyền tải qua đường dây 500 kV bị giới hạn kỹ thuật ở mức đảm bảo an toàn và ổn định hệ thống.

Do đó, trong báo cáo về tình hình cung cấp điện giai đoạn 2022-2025, EVN đề xuất sớm có cơ chế phát triển nhanh các nguồn năng lượng tái tạo ở khu vực miền Bắc nhằm tránh nguy cơ thiếu điện.

Sau khi Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển ĐMT tại Việt Nam được ban hành thay thế Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017, việc lắp đặt ĐMTMN đã phát triển mạnh mẽ hơn.

Việc các dự án ĐMTMN đi vào hoạt động đã góp phần đáng kể đáp ứng các yêu cầu đảm bảo an ninh năng lượng đối với đất nước và hệ thống điện quốc gia: Tận dụng tối đa tài nguyên bức xạ mặt trời, tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo với quy mô phân tán, trực tiếp tại hộ tiêu thụ; giảm bớt được phụ tải đỉnh của hệ thống điện tại giờ cao điểm buổi trưa; giảm quá tải cho đường dây truyền tải trong giờ cao điểm buổi trưa, giảm bớt áp lực đầu tư nâng cấp đường dây truyền tải; giảm áp lực trong quy hoạch sử dụng đất tại các địa phương; huy động thêm vốn đầu tư rộng rãi từ xã hội để sản xuất điện, san sẻ gánh nặng đầu tư từ nguồn vốn công và góp phần bảo vệ môi trường.

Đồng thời, ĐMTMN cũng đem lại nhiều lợi ích cho các chủ đầu tư, cá nhân và hộ gia đình lắp đặt, bao gồm: Giảm chi phí tiền điện hàng tháng do điện được sản xuất và sử dụng trực tiếp vào giờ cao điểm hoặc giảm giá mua điện bậc cao; tăng thu nhập nhờ bán lại phần sản lượng điện dư, không sử dụng cho EVN; không tốn diện tích đất khi lắp đặt; chống nóng hiệu quả cho công trình.

Thực tế, việc phát triển ĐMTMN tại các tỉnh/thành phố lớn ở miền Bắc sẽ có vai trò hết sức quan trọng trong những năm tiếp theo; đặc biệt tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26), Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra cam kết Việt Nam phấn đấu đạt phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050, do đó việc phát triển ĐMTMN trở nên cấp thiết trong các đô thị lớn phía Bắc.

Tại miền Bắc công suất lắp đặt ĐMTMN chỉ chiếm 6,42% nguyên nhân chính do cường độ bức xạ mặt trời tại miền Trung và miền Nam lớn hơn miền Bắc từ 1,5 đến 1,7 lần nên mặc dù giá điện Fit 2 là 8,38Uscent /kWh có lợi nhuận tốt đối với các chủ đầu tư khu vực miền Trung và Nam, nhưng việc thu hồi vốn đầu tư đối với khu vực miền Bắc là khó khăn nên các chủ đầu tư cũng không mặn mà cho việc lắp đặt.

Theo đó, việc nghiên cứu nhu cầu lắp đặt nguồn ĐMTMN nối lưới đáp ứng nhu cầu phụ tải tại chỗ và cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ĐMTMN ở khu vực miền Bắc là một nhiệm vụ cấp thiết nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tiễn hiện nay. Theo dự báo, giai đoạn 2020 - 2025, vận hành hệ thống điện sẽ khó khăn về mặt công suất, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc và hướng tới đạt NetZero vào năm 2050.

Nghiên cứu cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế

Ngày 20/4/2023 Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 979/QĐ-BCT đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ: Nghiên cứu nhu cầu lắp đặt nguồn điện mặt trời mái nhà nối lưới đáp ứng nhu cầu phụ tải tại chỗ và cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà ở khu vực miền Bắc.

Mục tiêu của nhiệm vụ nhằm đánh giá về hiện trạng phát triển ĐMTMN nối lưới ở Việt Nam và các bài học kinh nghiệm về các vấn đề kỹ thuật và quản lý; nghiên cứu về nhu cầu lắp đặt, sử dụng, nguồn ĐMTMN nối lưới điện hạ thế phục vụ cho nhu cầu phụ tải tại chỗ.

Bên cạnh đó, tổng hợp, so sánh bộ số liệu chính về thông số kỹ thuật, suất đầu tư của thiết bị ĐMTMN nối lưới của một số hãng có uy tín (các lưu ý đánh giá phân loại hệ thống), dự báo sự phát triển trong tương lai; đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các nguồn ĐMTMN nối lưới nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải tại chỗ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các cơ quan quản lý nhà nước xem xét, nghiên cứu cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế giảm áp lực phụ tải đỉnh lên hệ thống điện tại khu vực Miền Bắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng.

Chia sẻ về những kết quả nghiên cứu chính của nhiệm vụ đến nay, KS. Lã Hồng Kỳ nêu 6 kết quả nghiên cứu chính đã đạt được.

Thứ nhất, đã tổng hợp, phân tích, đánh giá về hiện trạng phát triển ĐMTMN nối lưới tại Việt Nam. Tổng hợp khá chi tiết các số liệu về các hệ thống ĐMTMN được lắp đặt trong thời điểm được áp dụng cơ chế khuyến khích của Chính phủ và giai đoạn sau khi cơ chế khuyến khích hết hiệu lực (31/12/2020) đến nay.

Thứ hai, đã tổng hợp những rủi ro về kỹ thuật và các bất cập trong quản lý để đưa ra các khuyến nghị nhằm hạn chế rủi ro; đưa ra các nhận xét đánh giá đối với hiện trạng lắp đặt ĐMTMN (5 nhận xét đánh giá), từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm (10 bài học kinh nghiệm) về kỹ thuật và quản lý để giúp các Chủ đầu tư và các nhà nghiên cứu lưu ý.

Thứ ba, đã thu thập số liệu sản xuất điện thực tế của hơn 20 hệ thống ĐMTMN nối lưới được lắp đặt và ký hợp đồng mua bán điện với EVN trong giai đoạn năm 2021 đến 2023; các số liệu này sẽ được kết hợp với số liệu lý thuyết làm cơ sở cho tính toán thu hồi vốn đầu tư, đưa ra các khuyến nghị trong việc lắp đặt đối với từng đối tượng, đồng thời cũng làm cơ sở cho việc xây dựng các kiến nghị đối với Chính phủ, các cơ quan Quản lý nhà nước xem xét quyết định.

Thứ tư, đã tổng hợp, phân tích về cấu tạo, lắp đặt các thiết bị chính của hệ thống ĐMTMN nối lưới; thông tin tổng quát về suất đầu tư của hệ thống ĐMTMN; đồng thời, tổng hợp các tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật được khuyến nghị cho hệ thống ĐMTMN.

Cùng với đó, đưa ra các lưu ý, tiêu chí khi lựa chọn các thiết bị chính của hệ thống ĐMTMN để các hộ gia đình, chủ đầu tư và những ai quan tâm cân nhắc, xem xét trong việc lựa chọn thiết bị. Mặc dù không nằm trong phạm vi thực hiện của nhiệm vụ khoa học và công nghệ, tuy nhiên, để nhiệm vụ hoàn chỉnh một các tổng quan nhiệm vụ đã đề cập thêm về thiết bị Pin lưu trữ đang phổ biến nhất để các chủ đầu tư nghiên cứu thêm trước khi đưa ra quyết định khi xem xét lắp đặt giữa các hệ thống: ĐMTMN nối lưới, ĐMTMN độc lập hay kết hợp cả 2 loại trên.

Thứ năm, đã phân tích, đánh giá các khó khăn vướng mắc khi thực hiện các văn bản pháp luật trong lĩnh vực lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại Miền Bắc, từ đó xây dựng dự thảo về đề xuất cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các nguồn điện mặt trời mái nhà nối lưới (cho các hộ gia đình sau đó triển khai ra các công sở, trường học...) nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải tại chỗ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường, đáp ứng mục tiêu phấn đấu có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng ĐMTMN tự sản, tự tiêu đã được phê duyệt trong Quy hoạch điện VIII.

Thứ sáu, xây dựng đề xuất kiến nghị Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành liên quan.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: Khoa học và công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao kỹ năng nghề truyền tải: Hiệu quả từ đường dây 500kV mạch 3

Bộ Công Thương kỳ vọng đột phá phát triển các dự án năng lượng tái tạo

Bắc Giang: Triển khai chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

Những quyết sách 'mở đường' cho Petrovietnam vươn mình

Bộ Công Thương triển khai các Nghị định thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Lai Châu chấp thuận chủ trương đầu tư Trạm biến áp 220kV gần 430 tỷ đồng

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng