Thứ hai 23/12/2024 01:35

Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn công nghệ thông minh

Ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đóng vai trò chủ lực trong phát triển công nghiệp của tỉnh. Lĩnh vực này đang thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của các DN trong và ngoài nước, từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Đối tác tập đoàn lớn

Tính đến cuối năm 2021, giá trị CNHT chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, tương đương 150 ngàn tỷ đồng. Riêng 3 tháng đầu năm 2022, giá trị CNHT đạt hơn 30 ngàn tỷ đồng. Nhiều tập đoàn, DN trong và ngoài nước sau một thời gian đầu tư vào tỉnh thành công đã tăng vốn, mở rộng sản xuất.

Người lao động đóng gói sản phẩm sợi tại Nhà máy sản xuất Polypropylene (Công ty TNHH Hóa chất Hyosung Vina)

Công ty TNHH Pavonine Vina (KCN B1 Tiến Hùng, TX. Phú Mỹ) là một trong những nhà cung cấp chính các phụ kiện điện tử bằng vật liệu nhôm cao cấp cho Tập đoàn Samsung. Ông Lee Minseog, Giám đốc Nhân sự cho biết, năm 2022, công ty dự kiến gia công khoảng 2 triệu sản phẩm, tăng 30% so với năm 2021. Các sản phẩm bao gồm khung tivi và các sản phẩm điện tử khác nhau theo đơn đặt hàng của đối tác. Hiện công ty đã có đơn hàng hết năm 2022.

“Chúng tôi đã và đang lên kế hoạch đầu tư thêm máy móc tự động hóa trong hệ thống dây chuyền sản xuất để tăng công suất 30%. Để trở thành đối tác của Samsung, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, DN phải đầu tư máy móc hiện đại. Cùng với đó, Samsung còn yêu cầu các DN trong chuỗi phải chú trọng đến cả môi trường lao động”, ông Lee Minseog nhấn mạnh.

Để trở thành đối tác của các tập đoàn lớn trong và ngoài nước, các DN trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã không ngừng đầu tư máy móc công nghệ tiên tiến, hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Theo ông Lee Sung Jae, Tổng Giám đốc Công ty Dongjin Global (KCN Đất Đỏ 1, huyện Đất Đỏ), công ty đang tập trung sản xuất các sản phẩm dây cáp, dây điện và linh kiện ô tô. DN đã đầu tư máy móc hiện đại, chuẩn hóa sản phẩm... với mong muốn trở thành đối tác của các tập đoàn xe hơi trên thế giới.

“Chúng tôi luôn chú trọng đến cải tiến mẫu mã, tạo dựng thương hiệu, chuẩn hóa sản phẩm của mình theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm cung cấp các sản phẩm chất lượng cho đối tác trong và ngoài nước”, ông Lee Sung Jae chia sẻ.

Đi vào chiều sâu

Theo đánh giá của ngành chức năng, quy mô của các DN thuộc lĩnh vực CNHT còn nhỏ, năng lực sản xuất thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất. Các sản phẩm của CNHT còn đơn giản, hàm lượng chưa cao. Bên cạnh đó, tình trạng nhập siêu nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng rất lớn; tỷ lệ nội địa hóa các ngành công nghiệp còn thấp.

Tuy còn gặp không ít khó khăn nhưng tỉnh đặt mục tiêu từ nay đến năm 2025 sẽ phát triển công nghiệp theo chiều sâu gắn với bảo vệ môi trường, trong đó chú trọng phát triển công nghiệp cơ khí, chế tạo, CNHT. Từ đó đưa BR-VT trở thành tỉnh kiểu mẫu về phát triển công nghiệp. Trong đó, để phát triển lĩnh vực CNHT, năm 2021, tỉnh đã triển khai dự án “Hỗ trợ kinh doanh DNNVV trong khuôn khổ chương trình phổ cập kiểm chứng thương mại hóa dành cho DNNVV thông qua việc giới thiệu sản phẩm Việt Nam được sản xuất bởi Tsubame-Sanjo và thương hiệu Tsubame-Sanjo tại Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ.

Đánh giá từ các DN tham gia vào chương trình này cho thấy, việc tham gia dự án giúp các DN nhìn nhận những điểm yếu trong ứng dụng công nghệ vào sản xuất, xây dựng và bảo vệ thương hiệu… Từ đó có sự điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn.

Theo ông Phạm Duy Tuân, Giám đốc Công ty CP tích hợp hệ thống công nghệ điện và điều khiển PECSI (KCN Đông Xuyên, TP. Vũng Tàu), công ty trước đây chuyên sản xuất các thiết bị về công nghệ, điện và điều khiển phục vụ ngành dầu khí. Tuy nhiên, 2 năm gần đây, ngành dầu khí gặp khó khăn, DN đã chuyển sang nghiên cứu và sản xuất các thiết bị phục vụ cho ngành nông nghiệp. Do đó, công ty mong muốn được hợp tác với các DN tại TP. Tsubame - Sanjo để sản xuất các sản phẩm cơ khí như dao, kéo, kìm và các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu làm đẹp trong dự án của JICA.

Nói về định hướng phát triển ngành CNHT, công nghiệp chất lượng cao trong những năm tới, ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, năm 2022 và những năm tiếp theo, BR-VT sẽ tập trung phát triển mạnh CNHT gắn với công nghệ thông minh. Đồng thời, tiếp tục kiên trì thu hút đầu tư có chọn lọc các dự án quy mô lớn, có công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, không thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường.

Tỉnh cũng triển khai tích cực đề án và kế hoạch cơ cấu lại các ngành CN; tiếp tục phát triển sản xuất CN theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới; phát triển CN chất lượng cao tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Cùng với việc thu hút các dự án hiện đại thì việc đi vào hoạt động của Nhà máy sản xuất PP và kho ngầm chứa khí dầu mỏ hóa lỏng của Tập đoàn Hyosung vào cuối năm 2021 và Tổ hợp Hóa dầu miền Nam vào năm 2023 sẽ giúp BR-VT hoàn thành mục tiêu trở thành tỉnh kiểu mẫu về phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường vào năm 2025.

Theo Moit.gov.vn
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP