Phát huy vai trò Công Thương địa phương trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Cần tạo điều kiện phát triển các cụm công nghiệp trên phạm vi cả nước đi đôi với tăng cường công tác quản lý, trong đó phát huy vai trò của Công Thương địa phương cũng như coi trọng hậu kiểm...

Bức tranh toàn cảnh về công tác quản lý, đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Hội nghị trực tuyến về công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN) diễn ra ngày 2/7/2021 với điểm cầu chính tại Hà Nội và 63 điểm cầu các tỉnh, thành cả nước, nhằm đánh giá vai trò cụm CNN, chính sách quản lý và phát triển đối với các CCN hiện nay, từ đó đề xuất, thống nhất các giải pháp để tiếp tục quản lý chặt chẽ, phát huy hiệu quả các CCN trong thời gian tới.

Định hướng thảo luận tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, phát triển CCN là nhiệm vụ tất yếu trong phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong quá trình nông thôn mới. Phát triển CCN có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp, dịch vụ; giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khu vực nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, hoàn thành các mục tiêu cụ thể trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 đã đề ra.

Phát huy vai trò Công Thương địa phương trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp
Phát huy vai trò Công Thương địa phương trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp
Phát huy vai trò Công Thương địa phương trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, phát triển cụm công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong thu hút đầu tư để phát triển công nghiệp

Bộ trưởng nhận định, thời gian qua, Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng đã ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm khuyến khích đầu tư phát triển CCN theo hướng bền vững. Cơ chế chính sách cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu quản lý nhưng chưa thật đồng bộ, phát triển các CCN chưa thực sự đều, hiệu quả hoạt động của các CCN cũng chưa cao.

Cần nhìn thẳng vào những tồn tại, những khó khăn vướng mắc về cơ chế, chính sách cũng như việc thực thi chính sách về quản lý và phát triển CCN. Từ đó, thống nhất định hướng và một số nhiệm vụ để tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, phát triển CCN trong thời gian tới”- Bộ trưởng yêu cầu.

Bức tranh toàn cảnh về công tác quản lý, đầu tư phát triển CCN được nêu trong báo cáo của Cục trưởng Cục Công Thương địa phương Ngô Quang Trung tại hội nghị. Theo đó, thời gian qua, Bộ Công Thương đã chủ động tham mưu Chính phủ quản lý CCN trên phạm vi cả nước. Đến nay, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý CCN hiện hành, bao gồm Nghị định số 68/2017/NĐ-CP, Nghị định 66/2020/NĐ-CP, Thông tư 28/2020/TT-BCT về cơ bản đã tạo hành lang pháp lý quản lý, phát triển CCN thống nhất từ quy hoạch, thành lập, mở rộng CCN đến đầu tư xây dựng hạ tầng, sản xuất trong CCN.

Phát huy vai trò Công Thương địa phương trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp
Theo Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương Ngô Quang Trung, hoạt động các cụm công nghiệp đã thúc đẩy nhanh chóng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Hiện nay, các địa phương thực hiện nghiêm công tác quản lý, đầu tư phát triển CCN theo trình tự, quy định của pháp luật. Trong đó, nhiều địa phương đã rà soát điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, thành lập, mở rộng CCN đáp ứng nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn; chất lượng công tác bổ sung, thành lập mới các CCN đã được nâng lên rõ rệt.

Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong CCN đã thúc đẩy nhanh chóng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của các địa phương theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho một bộ phận lao động trên địa bàn. Các CCN làng nghề đã góp phần tích cực di dời các doanh nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường”- Cục trưởng Ngô Quang Trung nêu rõ.

Tuy nhiên, báo cáo của Cục Công Thương địa phương cũng chỉ ra các tồn tại trong việc quản lý, đầu tư phát triển CCN như: Một số địa phương chưa lập quy hoạch phát triển nên gặp khó khăn trong đầu tư phát triển CCN; một số địa phương khác chậm điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển CCN trên địa bàn giai đoạn 2016-2020. Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa bám sát nhu cầu phát triển công nghiệp cũng như điều kiện thuận lợi về hạ tầng giao thông trên địa bàn nên phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần. Việc lập, trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030 (trong đó có Phương án phát triển CCN) tại nhiều địa phương còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.

Báo cáo còn cho biết thêm, việc chấp hành một số nội dung, quy định của Nghị định 68/2017/NĐ-CP và của pháp luật ở một số địa phương còn chưa nghiêm túc, đầy đủ. Các cơ quan Trung ương và nhiều địa phương chưa xây dựng được cơ chế, chính sách đủ mạnh để hoàn thiện đầu tư hạ tầng các CCN, thu hút các DN đầu tư kinh doanh hạ tầng CCN và các DN thứ cấp vào CCN. Nhiều địa phương gặp khó khăn, lúng túng trong việc chuyển đổi mô hình CCN do nhà nước làm đầu tư sang DN làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng để xử lý những tồn tại trước đây.

Về định hướng phát triển CCN trên phạm vi cả nước, Cục trưởng Ngô Quang Trung cho rằng, các địa phương cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Phương án phát triển CCN giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn; xử lý, tích hợp vào Quy hoạch tỉnh, trình cơ quan có thẩm quyền có ý kiến, thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Đặc biệt, chấm dứt tiếp nhận, bố trí các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp ở ngoài khu, CCN. Khi thành lập mới các CCN phải xem xét, tính toán kỹ nhu cầu thực tế, nguồn vốn, năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng, hiệu quả đầu tư và tiến độ thu hút lấp đầy CCN...Đ

Đề xuất giải pháp quản lý, phát triển CCN từ góc độ quản lý của các địa phương, nhiều ý kiến đã làm rõ thêm các nội dung nêu trong báo cáo của Bộ Công Thương. Ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội - cho biết, mặc dù ngân sách nhà nước cho các CCN chưa nhiều, nhưng bước đầu đã góp phần tích cực hỗ trợ các chủ đầu tư tháo gỡ khó khăn để đầu tư xây dựng hạ tầng CCN cũng như phát triển sản xuất kinh doanh.

Phát huy vai trò Công Thương địa phương trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu tại điểm cầu hội nghị Bộ Công Thương

“Các CCN trên địa bàn thành phố chủ yếu mang đặc thù CCN làng nghề, xen lẫn với khu dân cư, có diện tích nhỏ, khó đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ như loại hình CCN tập trung”- ông Nguyễn Mạnh Quyền thẳng thắn chia sẻ. Hà Nội đề xuất với Bộ Công Thương thường xuyên có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; tổ chức các hội nghị giao ban giữa Bộ Công Thương với UBND các tỉnh, thành phố để tháo gỡ khó khăn trong công tác quản lý, phát triển CCN…

Phát huy vai trò Công Thương địa phương trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Quách Tất Liêm phát biểu

Đồng tình với nhiều ý kiến tại hội nghị về vai trò của CCN trong sự phát triển của địa phương, đại diện UBND tỉnh Thanh Hóa cho rằng, để tạo thể chế mới đột phá cho phát triển công nghiệp, Thanh Hóa đang xây dựng quy hoạch tỉnh, trong đó bên cạnh việc quy hoạch các khu kinh tế (2 KKT) và các khu công nghiệp (8 KCN), tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm công tác quy hoạch, đầu tư phát triển CCN.

Tại Nghệ An hiện quy hoạch phát triển 53 CCN với tổng diện tích 1.273,06 ha, trong đó có 24 CCN đã thu hút doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh; 16 CCN đã phê duyệt dự án đầu tư hạ tầng hoặc phê duyệt quy hoạch chi tiết. Các CCN trên địa bàn tỉnh thu hút được 253 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vào thuê đất, tạo việc làm cho 22.360 lao động, giá trị sản xuất các doanh nghiệp trong CCN đạt xấp xỉ 3.655 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách hàng năm khoảng 450 tỷ đồng.

Đại diện UBND tỉnh Nghệ An đề xuất, Bộ Công Thương, các Bộ, ngành liên quan quan tâm, tăng cường chỉ đạo đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và kêu gọi đầu tư vào các CCN, CCN làng nghề. Tiếp tục cân đối các nguồn vốn, ưu tiên bố trí vốn hàng năm để cùng với nguồn vốn đối ứng của UBND cấp huyện, vốn xã hội hóa,… đầu tư các hạng mục thiết yếu, nhằm tạo môi trường thu hút đầu tư thuận lợi.

Chia sẻ về tình hình quản lý, phát triển CCN khu vực miền Nam, đại diện UBND tỉnh Long An chia sẻ, từ khi bắt đầu nhiệm vụ quản lý CCN, đến nay tỉnh có 22 CCN đi vào hoạt động, tiếp nhận hơn 622 nhà đầu tư thứ cấp, diện tích đất đã cho thuê khoảng 756,48 ha, tỷ lệ lấp đầy của các cụm công nghiệp hoạt động khoảng 77,67%.

Tuy nhiên, đại diện tỉnh Long An thừa nhận, trong quá trình hoạt động, các CCN còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là vấn đề quy hoạch, giải phóng mặt bằng, quản lý và đầu tư, bảo vệ môi trường… Do vậy, lãnh đạo tỉnh này đề xuất Bộ Công Thương đồng hành, tháo gỡ khó khăn, để công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển bền vững.

Từ góc độ quản lý ngành, tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng nhấn mạnh, Hội nghị trực tuyến giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương với 63 tỉnh, thành phố được tổ chức thể hiện mong muốn cũng như quyết tâm của Bộ Công Thương trong việc đồng hành với các địa phương phát triển công nghiệp thời gian tới.

Phát huy vai trò Công Thương địa phương trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng, hội nghị được tổ chức quyết tâm của Bộ Công Thương trong việc đồng hành với các địa phương phát triển công nghiệp thời gian tới

Thứ trưởng Cao Quốc Hưng đánh giá cao các ý kiến của địa phương tại Hội nghị đã tập trung thẳng vào những vấn đề tồn tại, từ đó, có những đề xuất, kiến nghị rất xác đáng với Chính phủ, Bộ Công Thương. “Bộ Công Thương sẽ tổng hợp các đề xuất, kiến nghị và báo cáo Chính phủ, góp phần định hướng phát triển các CCN trong thời gian tới một cách mạnh mẽ, bền vững và hiệu quả”- Thứ trưởng khẳng định

Nhận thức về vai trò của CCN tại các địa phương được nâng lên rõ nét

Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, thời gian vừa qua quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng, quy định của nhà nước, các địa phương đã triển khai thực hiện khá nghiêm chỉnh và đạt được một số kết quả nổi bật trong công tác phát triển và quản lý CCN. Nhận thức về sứ mệnh, vai trò của các CCN tại các địa phương được nâng lên rõ nét.

Bộ trưởng khẳng định: “Chính phủ, Bộ Công Thương cũng như các Bộ, ngành chức năng đã kịp thời thể chế hóa quan điểm của Đảng bằng những quy định rất cụ thể như Quyết định 105 (năm 2009) Nghị định 68 năm 2017, Nghị định 66 năm 2020 và Thông tư 20 của Bộ Công Thương năm 2020”. Điều này đã tạo hành lang pháp lý thống nhất, ban hành các cơ chế ưu đãi trong đầu tư phát triển CCN, bước đầu đã thu hút được các nhà đầu tư hạ tầng cũng như đầu tư thứ cấp vào trong các cụm công nghiệp, giải quyết được vấn đề bức thiết, bức xúc đó là môi trường.

Trong quá trình thực hiện thì chúng ta từng bước phát hiện những lỗ hổng và cũng có những kiến nghị để các cấp từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý của mình” - Bộ trưởng nểu rõ.

Phát huy vai trò Công Thương địa phương trong quản lý, phát triển cụm công nghiệp
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo 5 nhiệm vụ phát triển cụm công nghiệp thời gian tới

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong quản lý và phát triển CCN thời gian qua. Cụ thể, một số địa phương chưa quán triệt sâu sắc, chưa thực hiện nghiêm túc các quy định Đảng và Nhà nước, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan. Đặc biệt, tình trạng phát triển “tùy hứng” khu, CCN thời gian qua chậm được giải quyết.

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch khu công nghiệp tại nhiều địa phương chưa thật sự được quan tâm, chất lượng quy hoạch còn hạn chế, rập khuôn. “Công tác đầu tư hạ tầng CCN nhiều nơi còn dựa vào đầu tư công là chủ yếu mà chưa quan tâm thu hút các nguồn đầu tư từ xã hội”- Bộ trưởng chỉ rõ. Bộ trưởng cho rằng, công tác quản lý CCN nhìn chung còn lỏng lẻo, không rõ về cơ chế của chính quyền địa phương.

Chúng ta cần phải kiến nghị với Đảng, Nhà nước có chủ trương để Bộ Công Thương có những quy định cụ thể hơn, trao quyền nhiều hơn và trách nhiệm lớn hơn với Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trong hoạt động công nghiệp, thương mại nói chung, trong hoạt động của các khu, cụm công nghiệp nói riêng”- Bộ trưởng nói.

Sau khi phân tích nguyên nhân của những tồn tại, bất cập trong công tác quản lý, phát triển CCN, trên cơ sở tổng hợp những kiến nghị tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu tập trung thực hiện 5 nhiệm vụ:

Một là, các tỉnh, thành phố cần phải tiếp tục nghiên cứu và quán triệt sâu sắc hơn quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp trong giai đoạn tới, quán triệt và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách của Nhà nước, nhất là những cơ chế hiện hành. Đồng thời, chấn chỉnh quản lý theo hướng rõ chủ thể, rõ trách nhiệm đối với các CCN. Thống nhất việc chấm dứt thu hút đầu tư ngoài khu công nghiệp, CCN.

Hai là, khẩn trương xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển công nghiệp, thương mại trên cơ sở chiến lược quốc gia và chiến lược phát triển ngành, phát huy lợi thế của địa phương; phải tạo ra các ngành công nghiệp nền tảng để từng bước tham gia chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu; đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp hóa chất, công nghiệp vật liệu, chế biến chế tạo; đề xuất tích hợp vào quy hoạch tỉnh.

Ba là, cần tập trung xây dựng và ban hành hệ thống các cơ chế, chính sách đủ mạnh và đồng bộ, bảo đảm ổn định để có thể thu hút các nhà đầu tư và kinh doanh hạ tầng CCN.

Bốn là, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo sự thông thoáng, hiệu quả hơn trong thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp hạ tầng và doanh nghiệp đầu tư thứ cấp. Bộ Công Thương sẽ tăng cường phân cấp, ủy quyền và tăng hậu kiểm.

Năm là, tăng cường kiểm tra giám sát, kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp trong các CCN, trước hết thông qua Sở Công Thương địa phương và sở ngành, chức năng. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa quản lý nhà nước về ngành với quản lý của chính quyền địa phương.

Bộ trưởng giao Cục Công Thương địa phương tổng hợp các ý kiến tại hội nghị, hoàn chỉnh báo cáo và gửi lại các Sở Công Thương góp ý trước khi Bộ có văn bản chính thức trình Chính phủ.

Trong thẩm quyền của mình, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, tiếp thu tối đa các kiến nghị để có thể giải quyết một cách nhanh nhất, phù hợp nhất những kiến nghị của địa phương” - Bộ trưởng khẳng định.

Quang Lộc - Cấn Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cụm công nghiệp

Tin mới nhất

Thanh Hóa: Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ổn định thị trường vàng

Thanh Hóa: Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng, ổn định thị trường vàng

Thời gian qua, thị trường vàng thế giới và trong nước có nhiều biến động, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa đã tăng quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Sơn La: Lượng khách lưu trú tăng cao

Sơn La: Lượng khách lưu trú tăng cao

Gần đến ngày Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) số lượng du khách lên Điện Biên lưu trú tại Sơn La tăng mạnh.
Yên Bái: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,25%

Yên Bái: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 11,25%

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2024 của Yên Bái ước đạt 1.986,5 tỷ đồng tăng 11,25% so cùng kỳ năm trước.
Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách trong 2 ngày đầu kỳ nghỉ lễ

Trong 2 ngày 27 và 28/4, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đón hơn 200.000 lượt khách tham quan du lịch, giải trí, lưu trú. Riêng TP. Vũng Tàu đón khoảng 114.000 lượt.
Yên Bái: Giải ngân vốn đầu tư công tháng 4 tăng gần 8,6%

Yên Bái: Giải ngân vốn đầu tư công tháng 4 tăng gần 8,6%

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục

Khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu trong ngày nghỉ lễ thứ 2

Khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu trong ngày nghỉ lễ thứ 2

Giao thông thuận lợi, kỳ nghỉ kéo dài, hàng nghìn khách du lịch tiếp tục đổ về TP. Vũng Tàu để vui chơi, tắm biển.
Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Phố phường Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào lễ 30/4 và 1/5

Những ngày này, trên đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng kỷ niệm 47 năm ngày Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế lao động 1/5.
Tuyên Quang: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế

Tuyên Quang: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế

Hướng tới phát triển kinh tế bền vững, Tuyên Quang đặc biệt chú trọng công tác bảo vệ môi trường, kiên quyết không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế.
Thái Nguyên: Công đoàn ngành Công Thương tuyên dương 60 cá nhân tiêu biểu

Thái Nguyên: Công đoàn ngành Công Thương tuyên dương 60 cá nhân tiêu biểu

Trong Tháng Công nhân 2024, Công đoàn ngành Công Thương Thái Nguyên sẽ triển khai các hoạt động chăm lo đời sống đoàn viên, người lao động hiệu quả, thiết thực.
Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm

Sở Công Thương Thừa Thiên Huế phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực ngành Công Thương.
Quảng Nam: Khai trương Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang sau gần 7 năm thi công

Quảng Nam: Khai trương Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang sau gần 7 năm thi công

Khu du lịch sinh thái Cổng trời Đông Giang chính thức khai trương sau gần 7 năm triển khai thi công, trong đó có 2 năm đưa vào khai thác vận hành chạy thử.
Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

Công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận

UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức hội nghị công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vùng đất anh hùng “khoác áo mới”

Vùng đất anh hùng “khoác áo mới”

Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh - vùng đất anh hùng, kiên cường trong chiến tranh, giờ đây rực rỡ sức sống mới, đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ mới.
Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”

Thanh Hóa: Khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”

Hàng trăm ngàn người đã đến với Quảng trường biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa để xem khai mạc Lễ hội du lịch biển 2024 với chủ đề “Sầm Sơn – Rực rỡ sắc màu”.
Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận muốn hiện thực hoá các dự án Hydrogen

Ninh Thuận kỳ vọng các dự án Hydrogen không còn là câu chuyện trên giấy mà đi vào thực tế qua sự chung tay giữa cơ quan quản lý và cộng đồng doanh nghiệp.
Số người tử vong do tai nạn tăng, Tuyên Quang đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao thông

Số người tử vong do tai nạn tăng, Tuyên Quang đẩy mạnh tuyên truyền văn hóa giao thông

Ban ATGT Tuyên Quang đang tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông, trọng tâm tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình.
200 đại biểu dự hội thảo năng lượng xanh tại Ninh Thuận

200 đại biểu dự hội thảo năng lượng xanh tại Ninh Thuận

Chiều 27/4, tại thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thảo “Năng lượng xanh, Hydro xanh và Khu công nghiệp trung hòa carbon”.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân vụ lật thuyền

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân vụ lật thuyền

Ngay sau khi kết thúc công tác tìm kiếm cứu nạn, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã tới thăm hỏi, động viên gia đình các nạn nhân trong vụ lật thuyền trên sông Chanh.
Bài 3: Nỗ lực của chính quyền địa phương khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá

Bài 3: Nỗ lực của chính quyền địa phương khắc phục ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá

Giải quyết thực trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở chế tác đá là vấn đề nan giải nhưng các cấp chính quyền ở Thanh Hóa đang có nhiều nỗ lực khắc phục.
Du lịch Khánh Hoà chịu áp lực vì giá vé máy bay cao

Du lịch Khánh Hoà chịu áp lực vì giá vé máy bay cao

Giá vé máy bay nội địa cao ''chót vót'' khiến Nha Trang - Khánh Hoà mất lượng lớn khách phía Bắc, đặt kỳ vọng vào nhóm khách phía Nam.
Cháy rừng ở Hà Giang: Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tham gia dập lửa

Cháy rừng ở Hà Giang: Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tham gia dập lửa

Hiện đám cháy đang khống chế tuy nhiên hàng trăm cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang vẫn đang căng mình để cứu rừng.
Bạc Liêu: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4-1/5

Bạc Liêu: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông dịp Lễ 30/4-1/5

Công an tỉnh Bạc Liêu triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trước, trong và sau dịp Lễ 30/4 và 1/5 năm nay.
Bài 2: Nan giải

Bài 2: Nan giải ''bài toán'' môi trường tại làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Thanh Hóa

Để giải quyết ô nhiễm môi trường, các cơ sở chế tác đá mỹ nghệ phải di chuyển về các cụm công nghiệp nhưng đến nay, các cụm công nghiệp đều chậm tiến độ.
PC Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng để đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng 2024

PC Quảng Nam đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng để đảm bảo cấp điện mùa nắng nóng 2024

PC Quảng Nam đề ra mục tiêu đảm bảo cấp điện an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống người dân, đặc biệt là cấp điện mùa nắng nóng.
Bài 1: Thực trạng các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường

Bài 1: Thực trạng các làng nghề chế tác đá mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường

Nhiều làng nghề chế tác đá mỹ nghệ ở tỉnh Thanh Hóa phát triển tự phát, thiếu quy hoạch đồng bộ, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động