Phát hiện hàng loạt thịt lợn hôi thối 'đang tái chế'
Thịt lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Tại thị trường TPHCM đang bày bán nhan nhản những chú heo quay vàng rộm, bắt mắt, không ít trong số những nơi bán thịt lợn được ‘hô biến’ từ thịt thối có nguồn gốc từ Quảng Nam, Bình Định, Đồng Nai, Long An... Mặc dù ngành thú y TPHCM đã liên tiếp triệt phá những đường dây kinh doanh heo thối thất đức này, nhưng do lợi nhuận cao, cộng với sự thờ ơ của địa phương nên nhiều lò ‘luyện’ thịt thối vẫn tồn tại, đầu độc người tiêu dùng.
Khoảng 3h sáng 6/2, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh bắt điểm giết mổ heo lậu ở xã Vĩnh Lộc B. Nơi đây, thịt heo để lăn lóc trên nền đất có nhiều phân heo.
Nói về ‘nguồn nguyên liệu giá rẻ’ này, một cán bộ thú y bật mí: ’Để ý xem, cứ khi nào thấy bùng lên dịch bệnh gia súc, gia cầm là y như heo, gà bệnh lại ồ ạt đổ về phía Nam. Các thương lái sau khi gom heo bệnh ở Đồng Nai, Bình Dương, Long An không đủ, thì lại tìm nguồn hàng từ Quảng Nam, Bình Định giá còn mềm hơn, chỉ trên dưới chục nghìn một ký. Tuy nhiên, khi vào đến lò quay và được xử lý hóa chất thơm, dai, giòn bắt mắt, thì người tiêu dùng phải chịu giá gấp cả chục lần!’.
Phát hiện rất nhiều cơ sở bán thịt lợn và mẫu sản phẩm nông lâm thủy sản chứa vi sinh
Tại Hà Nội, theo báo cáo mới nhất của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2014, các đơn vị thuộc Sở giám sát tổng số 142 mẫu sản phẩm nông lâm thủy sản. Trong đó có 27 mẫu sản phẩm sản xuất ở ngoại tỉnh được đưa vào Hà Nội tiêu thụ (06 mẫu thủy sản, 12 mẫu thịt gia súc, gia cầm, 09 mẫu chè, 09 mẫu rau) và 115 mẫu sản phẩm được sản xuất tại địa bàn Hà Nội gồm: 09 mẫu chè, 12 mẫu rau, 12 mẫu thịt gia súc, gia cầm, 07 mẫu sản phẩm thủy sản và 75 mẫu thủy sản tại vùng nuôi.
Kết quả giám sát đã phát hiện 07/12 mẫu thịt gia súc, gia cầm có kết quả được sản xuất tại Hà Nội vượt giới hạn tối đa cho phép (GHTĐCP) về vi sinh vật, chiếm 58,33%. Trong số đó, có 02 mẫu thịt lợn nhiễm vi sinh vật và khuẩn E.coli; 03 mẫu thịt lợn nhiễm vi sinh vật, 01 mẫu thịt lợn nhiễm Salmonella và 01 mẫu thịt gà nhiễm E.coli.
Trong giai đoạn này, thanh tra Sở cũng tiến hành kiểm tra 123 tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp: phát hiện xử phạt 46 tổ chức, cá nhân số tiền là 278,72 triệu đồng với các vi phạm về sản xuất kinh doanh thực phẩm không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, không có hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm, vi phạm nhãn hàng hàng hóa, không có hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình sơ chế, kinh doanh, bảo quản không đảm bảo quy định, kinh doanh giết mổ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y.
Người tiêu dùng không hay biết gì về món thịt lợn được chế biến từ thịt lợn đã hôi thối
Kết quả xét nghiệm cho thấy thịt nhiễm vi sinh rất cao do quá trình giết mổ và kinh doanh không đảm bảo, cần xử lý nghiêm theo quy định. Chiều 6/2, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát chỉ đạo tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác an toàn thực phẩm như trên.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết năm 2015 được Bộ lấy là năm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong nông nghiệp. Đây là nhiệm vụ quan trọng được người dân mong đợi. Sản xuất sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng đúng tiêu chuẩn VietGAP nhằm đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và có lợi cho người sản xuất. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua vi phạm ATVSTP còn cao, công tác đảm bảo ATVSTP chưa chuyển biến tích cực. Các địa phương phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, áp dụng các biện pháp kỹ thuật đảm bảo ATVSTP trong trồng trọt, chăn nuôi gắn với tạo ra các chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn để có thể truy xuất nguồn gốc.
Cùng với đó, các địa phương tăng cường giám sát theo phương pháp mới, xét nghiệm một lúc hàng chục loại dư lượng trong một sản phẩm để đảm bảo xác định chính xác. Đặc biệt, giám sát các loại thực phẩm (thịt heo, rau) có lượng dư kháng sinh, vi sinh nhiều ở các cơ sở giết mổ và chợ.
Nếu phát hiện những cơ sở đưa ra thị trường các sản phẩm không đạt yêu cầu thì phải xử lý nghiêm. Đây là thời điểm người dân có nhu cầu mua bán, sử dụng nhiều các loại hàng hóa, lương thực, thực phẩm.