Thứ ba 19/11/2024 12:18

Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân sẽ mở thử nghiệm trong tháng 6/2024

Phần mềm được kỳ vọng sẽ trở thành công cụ hữu hiệu phát hiện các dấu hiệu lừa đảo trên mạng, đồng thời góp phần nâng cao kỹ năng an toàn cho người dùng.

Ngày 13/5, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Hội thảo Phòng chống lừa đảo trên không gian mạng do Hiệp hội An ninh mạng quốc gia tổ chức, Ban Nghiên cứu, Tư vấn, Phát triển công nghệ và Hợp tác quốc tế đã giới thiệu Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia

Đây là ứng dụng cho điện thoại thông minh (smartphone), được cung cấp hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ 2 hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay là Android và iOS. Phần mềm được kỳ vọng sẽ trở thành công cụ hữu hiệu phát hiện các dấu hiệu lừa đảo trên mạng, đồng thời góp phần nâng cao kỹ năng an toàn cho người dùng.

Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được Hiệp hội an ninh mạng quốc gia đặt kế hoạch hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2024. Đây là dự án mang tính cộng đồng, phi lợi nhuận, không sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí được huy động từ nguồn tài trợ xã hội.

Ông Vũ Ngọc Sơn, Trưởng ban Nghiên cứu công nghệ, Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, Giám đốc công nghệ Công ty An ninh mạng NCS, kiến trúc sư trưởng của phần mềm cho biết, nghiên cứu kỹ 24 hình thức lừa đảo cũng như các tổ hợp biến thể mà các đối tượng đã sử dụng, chúng tôi xác định 05 điểm chốt chặn quan trọng có thể giúp người dân phòng chống lừa đảo. Phần mềm sẽ phát hiện các dấu hiệu không an toàn thông qua kiểm tra số điện thoại, địa chỉ website (link), kiểm tra số tài khoản, quét mã độc và kiểm tra mã QR.

Chức năng kiểm tra số điện thoại giúp người dùng ngăn chặn các số lừa đảo có trong cơ sở dữ liệu, cũng như cảnh báo các số quảng cáo làm phiền (số spam). Người dùng có thể chủ động chặn các số không muốn liên lạc (Danh sách đen) hay tạo ngoại lệ cho các số thường xuyên trao đổi (Danh sách trắng).

Phần mềm được kỳ vọng sẽ trở thành công cụ hữu hiệu phát hiện các dấu hiệu lừa đảo trên mạng

Chức năng kiểm tra địa chỉ web (link) giúp phát hiện các trang web lừa đảo, chứa mã độc hoặc trang giả mạo. Người dùng sẽ nhận được khuyến cáo không nên truy cập các trang web này để phòng tránh bị mất tài khoản. Phần mềm cũng hỗ trợ người dùng quét các mã QR trước khi giao dịch, giúp phát hiện ra các mã QR có dấu hiệu lừa đảo.

Với chức năng quét mã độc, người dùng sẽ được cảnh báo khi cài các ứng dụng (app) giả mạo hoặc có chứa mã độc. Từ đó, giúp phòng ngừa các tình huống mạo danh cơ quan, tổ chức để lừa cài app giả, chiếm quyền điều khiển điện thoại, sau đó tự động chuyển tiền, kịch bản này đã rất nhiều người bị mắc bẫy trong thời gian qua.

Các chuyên gia cũng cho biết, hầu hết các tình huống lừa đảo có đích nhắm cuối cùng chính là số tiền trong tài khoản của nạn nhân. Phần mềm phòng chống lừa đảo sẽ tạo ra chốt chặn quan trọng, kiểm tra số tài khoản trước khi giao dịch. Với chức năng này, người dùng có thể biết số tài khoản mình định giao dịch có nằm trong danh sách lừa đảo hay không. Nếu có, người dùng được khuyến cáo không nên thực hiện giao dịch.

Phần mềm phòng chống lừa đảo sẽ được cung cấp trên 2 chợ ứng dụng chính thức là Google Play và App Store. Sử dụng công nghệ điện toán đám mây, nhờ đó luôn cập nhật được các mẫu nhận diện lừa đảo mới nhất.

Đội ngũ phát triển phần mềm cho biết, cơ sở dữ liệu lừa đảo sẽ được kết nối, cập nhật từ các bộ, ngành trong nước như Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước và các bên liên quan khác. Hệ thống cũng sẽ kết nối với cơ sở dữ liệu các công ty an ninh mạng là thành viên của Hiệp hội An ninh mạng quốc gia, cũng như các tổ chức chống lừa đảo quốc tế để phát huy sức mạnh tổng hợp.

Trong mục tiêu xây dựng cộng đồng phòng chống lừa đảo, phần mềm hỗ trợ người dùng khi có bất cứ dấu hiệu nghi vấn nào có thể báo cáo các số điện thoại, số tài khoản, đường link hay ứng dụng về máy chủ. Hệ thống máy chủ sử dụng công nghệ dữ liệu lớn (Big Data) và công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để kiểm tra, phát hiện bất thường, từ đó gửi thông tin cho quản trị viên để xác nhận, cập nhật cơ sở dữ liệu lừa đảo.

Dự kiến, phần mềm chống lừa đảo sẽ mở thử nghiệm diện hẹp (phiên bản Beta) trong tháng 6/2024 và chính thức ra mắt vào tháng 7/2024. Người dùng có thể theo dõi, cập nhất các thông tin mới nhất về Phần mềm phòng chống lừa đảo trên website chính thức của Hiệp hội an ninh mạng quốc gia.

Quỳnh Nga
Bài viết cùng chủ đề: An ninh mạng

Tin cùng chuyên mục

VinFast VF 3 tạo trào lưu cá nhân hoá xe mini tại Việt Nam như thế nào?

MSB hợp tác cùng Backbase, SmartOSC triển khai nền tảng ngân hàng tương tác

Khi cuộc đua ứng dụng AI tăng tốc, nhân tài là yếu tố tạo nên sự khác biệt

Năm 2030, lợi ích từ trí tuệ nhân tạo cho doanh nghiệp đạt 79,3 tỷ USD

Nguy cơ an ninh mạng vẫn là 'thảm hoạ' với sự tồn tại của doanh nghiệp

Hơn 49.000 xe Toyota bán ra thị trường trong 10 tháng qua

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần 19.500 máy bay mới

Khách mua Toyota Yaris Cross được hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ

Các hãng xe ô tô tung ưu đãi nhằm kích cầu thị trường cuối năm

Triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại nhiều địa phương vào đầu năm 2025

Thị trường ô tô tháng 10: Top 5 ô tô bán chạy và 'ế khách' nhất

VinFast sẽ được 'bơm' 85.000 tỷ đồng từ Vingroup và tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Điều tra 1,4 triệu ô tô Honda tại Mỹ bởi liên quan lỗi động cơ

Đầu máy cũ 'lột xác' từ trí tuệ người Việt, ngành đường sắt thêm ‘sức đẩy’ mới

Thị trường ô tô tiếp tục tăng trưởng, gần 39.000 ô tô được bán ra trong tháng 10

Những thương hiệu ô tô bán chạy tại Việt Nam 10 tháng năm 2024

Về nhà an toàn - Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn

Sau video cháy xe Porsche trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế cần lưu ý gì?

Không chỉ các hãng ô tô, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng giảm 'rót vốn' vào Trung Quốc?

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp