Thứ sáu 09/05/2025 04:28

Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng cao nhất ngay từ quý I/2021

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu tạo đà tăng trưởng năm 2021 ngay từ đầu năm tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2021, tổ chức ngày 2/3/2021 tại Hà Nội. Thủ tướng cũng yêu cầu đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine Covid-19.

Kinh tế xã hội nhiều chuyển biến tích cực

Tình hình kinh tế - xã hội có bước chuyển biến và tăng trưởng tích cực trong 2 tháng đầu năm 2021 mặc dù kỳ nghỉ Tết kéo dài và dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại phiên họp nhận định.

Lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 2 tháng đầu năm 2021 giảm 0,15% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 0,64%. Tuy nhiên, CPI tháng 2/2021 tăng 1,5% so với tháng trước, đây là mức cao nhất của chỉ số giá tháng hai trong 8 năm gần đây và tăng 1,56% so với tháng 12/2020.

Kinh tế xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng tích cực

Hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm đạt mức tăng trưởng cao. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 2 tháng đầu năm nay ước tính đạt 95,8 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất công nghiệp tiếp tục có chuyển biến tích cực, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 10,4% (cùng kỳ tăng 7,1%). Nhiều sản phẩm tăng mạnh như tivi các loại tăng 61,5%; linh kiện điện thoại tăng 55,7%; thép cán tăng 47,3%...

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 5,49% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,52% (cùng kỳ năm 2020 tăng 5,4%).

Tình hình đăng ký doanh nghiệp có nhiều tín hiệu tích cực trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cả nước có 18.100 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với vốn đăng ký là 334,8 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 172,8 nghìn lao động, tăng 4% về số doanh nghiệp, tăng 52,2% vốn đăng ký.

3 trọng tâm cần tập trung thực hiện

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhìn nhận, Covid-19 đợt 3 đã vào vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, nhưng với chỉ đạo quyết liệt, đến nay căn bản kiểm soát được dịch bệnh. Cùng đó Chính phủ đã quyết định xuất ngân sách nhập vaccine.

“Tinh thần là có vaccine vẫn thực hiện 5K”. Thủ tướng yêu cầu ngành y tế cần kịp thời hơn nữa tiêm vaccine cho các đối tượng đã có nghị quyết, đặc biệt là với người nghèo và những đối tượng dễ bị lây nhiễm. “Cần quyết liệt hơn, không thể chậm trễ” là tinh thần được Thủ tướng yêu cầu trong việc triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19.

Tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine Covid-19

Về kinh tế xã hội, điều Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh là với sự điều hành chủ động, quyết liệt, sáng tạo, kịp thời nên đã đạt kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, thị trường tiền tệ, tín dụng tỷ giá, lãi suất cơ bản ổn định. Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng trưởng cao, đạt hai con số, xuất siêu 1,3 tỷ USD. Nông nghiệp được mùa, được giá.

Cùng với đó các chỉ tiêu vĩ mô đều tốt hơn con số đã báo cáo trước Quốc hội, đặc biệt nợ công, thu chi ngân sách, dự trữ và các cân đối lớn của nền kinh tế, đặc biệt chúng ta đã thắng lợi về thực hiện mục tiêu kép.

Cũng tại phiên họp, Thủ tướng nêu lên ba định hướng cần tập trung thực hiện. Một là, tiếp tục phòng chống Covid-19 ở Việt Nam “với tinh thần vaccine+5K”. Ngân sách bảo đảm tiêm vaccine tối đa, trong đó chú trọng người nghèo, đối tượng dễ lây nhiễm. Tiếp tục khoanh ổ dịch để cả nước không còn vùng lây nhiễm.

Hai là, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thực hiện mục tiêu kép, bảo đảm mục tiêu 6 tháng đầu năm và cả năm 2021 một cách tốt nhất. Thậm chí như Thủ tướng yêu cầu, “phải có kết quả tốt nhất ngay từ quý I”. “Các bộ, ngành và địa phương phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 06 ngày 19/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Thứ ba là, ngay từ quý I/2021, cả hệ thống chính trị cần tổ chức quán triệt nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thủ tướng chỉ đạo, cần rà soát, điều chỉnh các gói hỗ trợ hiện tại và sớm đề xuất gói hỗ trợ đợt 2 để giúp doanh nghiệp và người dân vượt khó. Nuôi dưỡng động lực phát triển kinh tế và tạo nguồn thu lâu dài là chủ trương về chính sách tài khóa và tiền tệ. Đặc biệt phát huy thế mạnh các trụ cột, đầu tàu tăng trưởng, nhất là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đà Nẵng, Cần Thơ và các tỉnh trọng điểm khác ở miền Đông Nam bộ.

Về công tác chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV (dự kiến từ ngày 24/3-7/4), kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV với nội dung xem xét các báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 và công tác nhân sự, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện các báo cáo gửi Quốc hội và các đại biểu Quốc hội theo đúng thời hạn quy định.

Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ cũng nghe, thảo luận về kết quả thực hiện điều chỉnh kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách Trung ương năm 2020 giữa các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Theo đó, tổng số vốn ngân sách trung ương trong nước đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương là 576,851 tỷ đồng.

Theo Thủ tướng, điều này góp phần quan trọng nâng cao tỉ lệ giải ngân, sớm đưa các công trình kết cấu hạ tầng vào hoạt động. Đây là một chủ trương rất cần thiết. Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến tại phiên họp, hoàn thiện báo cáo, thừa ủy quyền báo cáo Quốc hội theo quy định.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo nhanh chóng tiêm vaccine phòng Covid-19 cho các đối tượng mà Nghị quyết của Chính phủ đã quy định, “yêu cầu ngay trong tuần này, Bộ Y tế triển khai rộng rãi chủ trương quan trọng này”.
Quang Lộc

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam - Azerbaijan đẩy mạnh hợp tác năng lượng, dầu khí

Thủ tướng đề nghị Singapore đầu tư năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Đại tá Đỗ Văn Hậu làm Cục trưởng Cục Quân nhu

Đại biểu Thái Quỳnh Mai Dung: Chỉ thanh tra khi có bằng chứng vi phạm rõ ràng

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Nên có chính sách ưu đãi nhập khẩu dược liệu để sản xuất thuốc

Duy trì cơ chế đối thoại quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ

Đại biểu Tạ Văn Hạ: Cần phát triển sản phẩm hóa chất Việt Nam có lợi thế

Đại biểu Võ Mạnh Sơn: Sửa Luật Hóa chất tạo công cụ mạnh mẽ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển

Mường Lay xác lập kỷ lục Việt Nam về mật độ nhà sàn truyền thống

Đại biểu Quốc hội kỳ vọng và đánh giá cao việc soạn thảo sửa đổi Luật Hóa chất

Ký ức sống mãi trong ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Dự thảo Luật Hóa chất sửa đổi sau chỉnh lý đã rút gọn, tập trung nhiều vấn đề quan trọng

Thủ tướng lưu ý làm tốt truyền thông chính sách về kinh tế tư nhân

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: 90 nhiệm vụ của cấp huyện sẽ giao xuống cấp xã

Chủ tịch Quốc hội: Quốc hội đã triển khai trợ lý ảo ChatGPT có bản quyền

Đại biểu Hà Đức Minh: Làm rõ khái niệm 'biệt phái', tránh lợi dụng

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao các quy định mới về Mặt trận Tổ quốc

Điện Biên: Khánh thành cột cờ A Pa Chải - biểu tượng thiêng liêng nơi cực Tây Tổ quốc

Sửa đổi Luật Cán bộ, công chức để liên thông công chức cấp xã với cấp tỉnh

Đại biểu Quốc hội lắng nghe, góp ý sửa đổi Luật Việc làm