Thứ hai 25/11/2024 14:58

Phản ánh về giá điện: Khách quan, không quy chụp

Trong một xã hội hiện đại, văn minh, dân chủ, mỗi cá nhân, tổ chức đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình, song trước nhiều luồng thông tin khác nhau, cần có cái nhìn khách quan, không quy chụp, tránh gây hiểu lầm cho dư luận.  
Cần tăng cường truyền thông về giá điện

Điện là mặt hàng đặc biệt quan trọng mang tính đặc thù có ảnh hưởng tới nhiều hoạt động đời sống kinh tế xã hội. Chính vì thế mà có cơ chế điều hành riêng, thậm chí là khung giá riêng. Mặc dù chúng ta đã và đang vận hành thị trường điện cạnh tranh theo lộ trình 3 giai đoạn, thêm vào đó, quan điểm của Nhà nước là giá điện sẽ theo cơ chế thị trường tuy nhiên việc điều chỉnh tăng giá điện đều được nghiên cứu, bàn thảo, cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo nhiều mục tiêu, lợi ích chung của cả nền kinh tế xã hội.

Cơ chế điều chỉnh giá điện bình quân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 sau khi đã có ý kiến của nhiều Bộ, Ban, ngành và các đơn vị liên quan. Trong đó quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, mức % tăng. Và mỗi lần điều chỉnh giá điện, với vai trò là Bộ phụ trách lĩnh vực, Bộ Công Thương đều phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra thẩm định các phương án giá điện, phối hợp với Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đánh giá ảnh hưởng của từng phương án điều chỉnh giá điện đến các chỉ tiêu kinh tế như GDP,CPI, PPI. Các phương án này đều được báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá xem xét thông qua trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Cũng vì giá điện có ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế, đời sống sinh hoạt của nhân dân, nên phương án điều chỉnh khi chưa được công bố sẽ thuộc dạng MẬT. Khi Chính phủ đồng ý ban hành, nghĩa là đã công khai thì không còn Mật nữa và thực tế, bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận. Phương án điều chỉnh giá do Bộ Công Thương dự thảo đã tuân thủ theo quy định của pháp luật. (Quyết định số 106/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về danh mục tài liệu Mật Nhà nước trong ngành Công Thương và Quyết định số 1534/2008/QĐ-BCA ngày 18/9/2008 của Bộ Công an về danh mục bí mật Nhà nước độ Mật của ngành Công Thương).

Đối với việc nhiều khách hàng phải trả hóa đơn tiền điện tăng cao trong kỳ ghi chỉ số tháng 4 vừa qua, ngành điện đã giải thích 3 nguyên nhân tăng giá chính dẫn đến việc tiền điện tăng cao bao gồm nhu cầu sử dụng điện tăng cao do thời tiết nắng nóng; việc điều chỉnh giá điện tăng; thời gian sử dụng điện trong tháng dài hơn tháng trước liền kề. Sản lượng điện tiêu thụ nhiều, lại rơi vào mức giá cao của biểu giá 6 bậc thang nên hóa đơn tiền điện tăng cao cũng là dễ hiểu.

Trong tất cả các khiếu nại, thắc mắc của khách hàng đều đã được ngành điện tiếp nhận, xử lý, giải đáp thỏa đáng.

Chắc chắn không ai có thể phủ nhận những điều nêu trên. Còn việc hợp lý hay bất hợp lý trong biểu giá điện bậc thang là một câu chuyện khác, đã được bàn thảo và có thể sẽ được bàn thảo trong tương lai gần để tìm ra giải pháp tốt nhất.

Ở góc độ quản lý, trước những ý kiến phản ánh của người dân, Bộ Công Thương đã tăng cường kiểm tra giám sát; chủ động thành lập đoàn kiểm tra với sự tham gia của nhiều Bộ, ban ngành, tổ chức tham gia để kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương. Chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra được đưa ra trước khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Công Thương ra Quyết định số 1114/QĐ-BCT ghi ngày 02/5/2019 và nêu rõ mục đích là kiểm tra tình hình thực hiện Quyết định số 648/QĐ-BCT ngày 20/3/2019 về việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân và quy định giá bán điện. Nghĩa là kiểm tra xem các Tổng công ty điện lực/công ty điện lực có thực hiện áp giá đúng quy định hay không, có sai sót cho khách hàng hay không; đánh giá tác động thực tế của doanh nghiệp chứ không phải kiểm tra đúng hay sai của việc điều chỉnh giá. Trong khi đó, ngày 3/5/2019, VPCP mới gửi Văn bản số 3636/CPCP-V.I truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan kiểm tra việc điều chỉnh mức giá bán điện, phương pháp tính giá và việc thu tiền điện thời gian qua; làm rõ đúng, sai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2019.

Hiện nay, một số phương tiện thông tin đại chúng vẫn có những bài viết đặt vấn đề, đánh giá mang tính chủ quan, thậm chí quy chụp như: "Chỉ sau khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có ý kiến chỉ đạo, Bộ Công Thương mới quyết định thành lập 3 đoàn kiểm tra việc tăng giá điện". Và đặt câu hỏi Bộ Công Thương là cơ quan ký quyết định tăng giá điện nhưng lại lập đoàn kiểm tra liệu có dẫn tới tình trạng "vừa đá bóng, vừa thổi còi"? Việc đặt vấn đề như vậy và chưa tìm hiểu kỹ văn bản dễ gây hiểu lầm cho dư luận.

Quyết định của Bộ Công Thương về thành lập đoàn kiểm tra ngày 2/5/2019
Văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ ngày 3/5/2019

Hay câu chuyện văn bản "Mật" đã được giải thích rõ ràng theo các quy định của pháp luật nhưng vẫn được đưa ra để bàn luận.

Liên quan đến việc đóng dấu Mật vào phương án giá điện trước thời điểm công bố, PGS. TS. Ngô Trí Long đã bày tỏ sự đồng tình: “Tôi cho rằng Bộ Công Thương không hề có ý định giấu diếm thông tin, bởi có những vấn đề mà yếu tố thời điểm công khai thông tin rất quan trọng. Nhiều cá nhân, đơn vị nếu nắm được thông tin điều chỉnh giá xăng dầu sớm sẽ tìm cách gia tăng tồn kho, chỉ sau ít giờ đồng hồ thực hiện hành vi nêu trên, sẽ làm thay đổi số lượng sản phẩm bán ra. Đối với điện, đặc điểm của mặt hàng này hoạt động sản xuất gắn liền với tiêu dùng, điện sản xuất ra phải được sử dụng ngay. Song hoạt động điều hành giá của Nhà nước vẫn phải giữ bí mật nhằm tránh việc phao tin sai sự thật gây tâm lý tiêu cực trong xã hội, khiến thị trường nhiễu loạn”.

Một số ý kiến chuyên gia cũng đang có những đánh giá có thể khiến dư luận hiểu lầm. Nhiều chuyên gia cho rằng, theo cơ chế thị trường thì giá bán hàng hóa sẽ phải tăng nếu nguyên liệu đầu vào tăng nhưng lại không cho "điện" có được quyền ấy vì đó là hàng hóa đặc biệt. Như vậy là không công bằng! Và theo quy định của Luật Giá, Luật Điện lực thì giá điện do Nhà nước quyết định. Kể cả trường hợp thị trường điện Việt Nam thực hiện theo lộ trình điện cạnh tranh, giá điện theo thị trường thì vẫn phải "có sự điều tiết của Nhà nước bằng các biện pháp kinh tế vĩ mô chứ không phải Nhà nước thả nổi để ngành điện muốn làm gì thì làm". Thực tế là Nhà nước không thả nổi nên mới có những quyết định hành chính như vừa qua.

Trong một xã hội hiện đại, văn minh, dân chủ, mỗi cá nhân, tổ chức đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình dù khác nhau, song trước nhiều luồng thông tin khác nhau, cần có cái nhìn khách quan, không thiên vị, tránh gây hiểu lầm cho dư luận.

Nguyên Vũ

Tin cùng chuyên mục

5 trụ cột giúp Việt Nam chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải