Thứ sáu 22/11/2024 13:36

PGS.TS. Lê Ba Phong: TOP các nhà khoa học Việt Nam có ảnh hưởng nhất trên thế giới

Những nghiên cứu đầy tính sáng tạo, giải quyết các vấn đề xã hội, doanh nghiệp của PGS.TS Lê Ba Phong được cộng đồng các nhà khoa học trên thế giới ghi nhận.

Là một trong 47 nhà khoa học người Việt có ảnh hưởng nhất trên thế giới do Stanford của Mỹ bình chọn năm 2023, sự đánh giá này đã khẳng định những nỗ lực, cố gắng theo đuổi, giải quyết những vấn đề mới từ thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp, xã hội của PGS. TS. Lê Ba Phong – Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) trong suốt 10 năm qua.

PGS. TS. Lê Ba Phong- Nhà khoa học không ngừng sáng tạo, đổi mới trong nghiên cứu

PGS, TS. Lê Ba Phong đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thươngvề hành trình nghiên cứu khoa học, nỗ lực theo đuổi những chủ đề mới có tính quyết định đối với sự thành công của cá nhân con người, doanh nghiệp - chủ đề nghiên cứu đã được sự ghi nhận, đánh giá cao từ các nhà khoa học quốc tế.

Được Stanford của Mỹ bình chọn là một trong 47 nhà khoa học Việt Nam ảnh hưởng nhất thế giới năm 2023, ông có thể chia sẻ cảm tưởng khi nhận được sự đánh giá này cũng như tiêu chí mà tổ chức này căn cứ để đánh giá?

Được bình chọn là một trong 47 nhà khoa học Việt Nam ảnh hưởng nhất thế giới năm 2023, tôi thực sự cảm thấy rất vui và bất ngờ. Vui vì những đóng góp trong hoạt động nghiên cứu khoa học được thế giới công nhận; bất ngờ vì qua đồng nghiệp tôi mới biết mình được ghi nhận trong danh sách những nhà khoa học có ảnh hưởng. Có thể nói, tôi luôn cảm thấy hứng thú, đam mê và có nhiều năng lượng trong nghiên cứu khoa học. Kết quả này sẽ càng tạo động lực để tôi tiếp tục cố gắng, rèn luyện và không ngừng nỗ lực, làm việc sáng tạo để mang đến những công trình học thuật có ý nghĩa, đóp góp thiết thực cho công tác đào tạo và sự phát triển chung của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội – nơi tôi đang công tác.

Theo tôi được biết, Stanford đánh giá mức độ ảnh hưởng và xếp hạng một nhà khoa học dựa trên cơ sở dữ liệu của Scopus, căn cứ vào các tiêu chí cơ bản như: Chỉ số Hirsch (H-index), đo lường mức độ ảnh hưởng tích lũy gắn với kết quả nghiên cứu của một nhà khoa học (được tính toán dựa trên số công trình công bố và số lần trích dẫn); tổng số trích dẫn (không bao gồm các tự trích dẫn); và số trích dẫn cho các bài báo uy tín được đăng với tư cách là tác giả duy nhất và tác giả chính.

Dựa trên các tiêu chí trên, ông chia sẻ gì về các chủ đề nghiên cứu của mình trong thời gian qua?

Năm 2014, tôi được Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tạo điều kiện cử đi học nghiên cứu sinh chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học Hồ Nam, Trung Quốc (theo diện học bổng toàn phần). Trong quá trình học tập nghiên cứu sinh, tôi nhận thấy "Tri thức, Hành vi tổ chức và Đổi mới sáng tạo" là những vấn đề cốt lõi, có ý nghĩa quyết định trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh và sự thành công cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, tôi luôn chuyên tâm nghiên cứu và theo đuổi những chủ đề nghiên cứu này từ đó cho đến nay.

Gắn với các tiêu chí mà Stanford đưa ra thì các nghiên cứu của tôi có ưu điểm: trên 39 công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học quốc tế có uy tín thuộc cơ sở dữ liệu ISI và Scopus; là tác giả chính của hầu hết các công trình nghiên cứu (first author hoặc corresponding author); các công trình nghiên cứu đều đề cập đến những vấn đề mới và quan trọng trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.

PGS.TS. Lê Ba Phong (Thứ 3 từ phải sang) tham gia Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp trường tại trường Đại học Thương mại đề tài "Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Việt Nam"

Chính vì vậy, các công trình này đã thu hút được sự quan tâm lớn trong việc nghiên cứu và trích dẫn của các học giả trên thế giới. Tổng số lượt trích dẫn theo thống kê của Google Scholar hiện nay là 3152 và chỉ số ảnh hưởng H-index = 29.

Những nghiên cứu đó có tác động như thế nào đối với đời sống, xã hội cũng như trong công tác đào tạo, thưa ông?

Khác với nghiên cứu ứng dụng (được thực hiện nhằm mục đích giải quyết những vấn đề cụ thể trong thực tế), các công trình nghiên cứu của tôi là nghiên cứu cơ bản, được thực hiện nhằm mục đích khám phá và phát hiện bản chất của các vấn đề gắn với quản trị tri thức, hành vi tổ chức và đổi mới sáng tạo. Bên cạnh ý nghĩa thiết thực trong việc giúp các doanh nghiệp xác định được những nguồn lực cốt lõi, mang tính “có sẵn” cần phải chú trọng để cải thiện kết quả kinh doanh; kết quả của các công trình nghiên cứu cũng giúp các doanh nghiệp có định hướng và giải pháp đúng đắn để khơi dậy, phát huy và chuyển hóa các nguồn lực cốt lõi của doanh nghiệp (như nguồn lực con người, nguồn lực tri thức, và văn hóa tổ chức) thành những nguồn lực có giá trị và năng lực động, để tạo ra lợi thế cạnh tranh và sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp.

Đối với công tác đào tạo, những đóng góp và phát hiện mới của các công trình nghiên cứu về quản trị tri thức, hành vi lãnh đạo và đổi mới sáng tạo rất hữu ích và phù hợp để xây dựng và phát triển các học phần trong chương trình đào tạo trình độ đại học và sau đại học khối ngành kinh tế - quản trị của Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội. Những kết quả nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ giúp sinh viên, cao học viên và các bạn nghiên cứu sinh tại các cơ sở giáo dục đại học và Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội có những cách tiếp cận mới, khoa học và sáng tạo để cải thiện công tác quản trị và phát triển doanh nghiệp trong thực tiễn.

Xin ông chia sẻ về những cơ hội sau khi đạt được nhiều kết quả trong nghiên cứu khoa học?

Các công trình nghiên cứu sau khi được công bố đã cho tôi nhiều cơ hội được tham gia hợp tác nghiên cứu, đào tạo và theo đuổi đam mê trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Điều tuyệt vời nhất đó là giúp tôi có cơ hội được học hỏi và trao đổi kiến thức với các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước. Qua đây tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đối với sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là ban lãnh đạo trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã giúp tôi có được những thành quả như ngày hôm nay. Tôi thực sự trân trọng, biết ơn và sẽ luôn cố gắng vì những điều tốt đẹp đó!

Xin cảm ơn ông!

PGS.TS. Lê Ba Phong sinh ngày 13/12/1978, nguyên quán tại thôn Trung Am - xã Lý Học - huyện Vĩnh Bảo - TP. Hải Phòng (quê hương của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm).

Ông Lê Ba Phong nhận học vị Tiến sĩ vào năm 2018 và được bổ nhiệm chức danh khoa học: Phó Giáo sư vào năm 2022.

Từ năm 2002-2021 là giảng viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; từ năm 2022 đến nay là Trưởng phòng Đào tạo, Khoa học công nghệ và Công tác sinh viên, Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

PGS-TS. Lê Ba Phong đã và đang tham gia các nhóm nghiên cứu và hoạt động đào tạo sau đại học với các trường Đại học như: Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Ngoại thương, Đại học Bách khoa, Đại học Công đoàn…

Tham gia với tư cách Associate Editor và Article Editor của một số tạp chí quốc tế uy tín như: Sage Open (SSCI); SEISENSE Journal of Management;

Tham gia phản biện và đánh giá đề tài khoa học các cấp (cấp cơ sở, cấp bộ, cấp quốc gia); chuyên gia phản biện thường xuyên cho trên 30 tạp chí khoa học trong nước và quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus, như: Tạp chí Kinh tế và Phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân, tạp chí Journal of Knowledge Management; Chinese Management Studies; Knowledge Management Research & Practice; International Journal of Manpower; …

PGS.-TS. Lê Ba Phong là tác giả của nhiều đề tài khoa học cấp cơ sở, cấp bộ, cấp Quốc gia; trên 65 công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín trong nước và Quốc tế, trên 39 nghiên cứu thuộc danh mục ISI/Scopus.

Thu Hường

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Tiệm mì 0 đồng lan tỏa yêu thương của những chàng trai Hóc Môn

Phú Thọ: Chủ tịch hội nông dân xã đầu tư tiền tỉ để chế biến, tìm đầu ra cho quả bí đao

Tình người lan tỏa từ 'khu chợ 0 đồng' của chàng trai một chân tại Bình Dương

Cô gái người Dao nuôi khát vọng xây dựng ngành dược liệu Việt vươn tầm quốc tế

Thủy điện Quảng Trị: Anh Nguyễn Trí Thức - Người lãnh đạo gương mẫu, tận tâm

Hỗ trợ người nghèo tham gia ‘lưới’ an sinh: Để không ai bị bỏ lại phía sau

Người phụ nữ nuôi tham vọng đưa hạt sachi Việt Nam ra thế giới

Lai Châu: Lực lượng Cảnh sát cơ động 'Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát'

Thừa Thiên Huế: Người kỹ sư điện với cách làm ‘dân vận khéo’

Đồng Nai: Minh 'râu' bán rau và hành trình tặng rau miễn phí cho công nhân

Thanh Hóa: Già làng Thao Văn Sếnh hơn 30 năm bảo vệ giữ gìn cột mốc biên cương

Gia Lai: Dự án 'Hy vọng' ươm mầm cho tương lai trẻ nghèo vùng Chư Prông

Từ việc học sinh nhặt được của rơi trả người đánh mất: Giáo dục đạo đức cho con trẻ rất quan trọng

Quán cơm 0 đồng giúp đỡ người nghèo của chàng trai kinh doanh cho thuê xe ở Đắk Lắk

Nhóm kỹ sư AI Works và việc phát triển sản phẩm phục vụ ngành dầu khí

Nhân viên Điện lực Lâm Đồng trả lại 300 triệu đồng cho người chuyển nhầm tài khoản

Những người hùng thầm lặng ngày đêm bám ‘cung đèo tử thần’ giúp người gặp nạn ở Kon Tum

Quảng Ninh: Trung úy công an trả lại tiền, vàng nhặt được khi tuần tra cho một phụ nữ đánh rơi

Chị Nguyễn Thị Ngọc Châu và hành trình hiến máu nóng tiếp hi vọng cho bệnh nhân cấp cứu

Vượt định mệnh, dùng đôi chân khuyết nhược đi trao yêu thương