Thứ tư 14/05/2025 20:24

PGS, TS Ngô Trí Long: Đánh giá cao sự minh bạch của Bộ Công Thương trong công khai thông tin quản lý xăng dầu

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, PGS, TS Ngô Trí Long đánh giá cao sự minh bạch trong việc công khai thông tin quản lý xăng dầu của Bộ Công Thương.

Theo PGS, TS Ngô Trí Long, hiện trên Cổng thông tin điện tử công khai minh bạch hoạt động kinh doanh xăng dầu của Bộ Công Thương đã công khai các thông tin về kinh doanh, quản lý xăng dầu rất rõ ràng, cụ thể như điều hành giá xăng dầu; thông tin hoạt động liên quan của các doanh nghiệp cũng được công khai; đặc biệt là thông tin xử lý các doanh nghiệp vi phạm cũng rất rõ ràng.

PGS,TS Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế

"Tôi đánh giá cao sự minh bạch trong việc công khai thông tin xăng dầu của Bộ Công Thương. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp nắm bắt được thông tin kịp thời, người dân cũng theo dõi được diễn biến giá xăng, thông tin thị trường" - PGS, TS Ngô Trí Long nhấn mạnh.

Việc tước giấy phép kinh doanh xăng dầu của 7 doanh nghiệp đầu mối vì vi phạm pháp luật liên quan đến kinh doanh, phân phối xăng dầu mới đây cũng được công khai kịp thời trên cổng thông tin này.

PGS, TS Ngô Trí Long cũng nêu quan điểm, hiện đang có nhiều nguồn dư luận, liên quan đến việc xử lý 7 doanh nghiệp vi phạm. Cụ thể, các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu liên quan cho rằng, khi cơ quan quản lý nhà nước - ở đây là Bộ Công Thương không thông báo trước sự việc dẫn đến các doanh nghiệp bán lẻ này bị ảnh hưởng về nguồn cung. Đặc biệt là việc tiếp tục quan hệ làm ăn với 7 doanh nghiệp đầu mối thì họ sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và khả năng sẽ bị điều tra… Theo tôi, điều này là không có cơ sở.

Bởi nếu doanh nghiệp đã hoạt động kinh doanh xăng dầu thì cần phải nắm bắt thông tin trên mọi phương diện, từ công luận, từ cổng thông tin của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và ngay cả của các tập đoàn, doanh nghiệp khác…

“Giờ thời đại công nghệ, các doanh nghiệp phải tự nắm bắt thông tin, nếu cứ đổ tại Bộ Công Thương không công khai sớm là không chính xác, đây là lý do các doanh nghiệp nêu ra để ngụy biện cho việc lơ là trong cập nhật thông tin. Bản thân các doanh nghiệp phải xem xét lại, cần cập nhật thông tin từ nhiều kênh khác nhau” - PGS,TS Ngô Trí Long cho biết.

Bên cạnh đó, đối với vấn đề doanh nghiệp phản hồi do không công bố sớm, nên ảnh hưởng đến nguồn cung xăng dầu, đây cũng là lý do chưa thuyết phục. Theo vị chuyên gia này, hiện nay cả nước có đến 38 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu. 7 doanh nghiệp vi phạm không phải là các doanh nghiệp lớn, nên việc thiếu nguồn cung là không hề thuyết phục.

“Theo nguyên tắc kinh doanh, không một doanh nghiệp nào chỉ sử dụng một nguồn cung, họ sẽ có nhiều nguồn cung khác để đảm bảo lợi nhuận tốt nhất trong kinh doanh” - PGS, TS Ngô Trí Long nói.

Hoàng Lan
Bài viết cùng chủ đề: Kinh doanh xăng dầu

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện năm 2025

Đề xuất kiểm soát khí thải phương tiện lưu hành: Người dân kỳ vọng gì?

Cần đột phá thể chế để phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Thúc đẩy hợp tác năng lượng Việt Nam - Azerbaijan

Biến quỹ đất Vành đai 4 thành động lực phát triển mới

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng 'điểm nghẽn' của doanh nghiệp

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Người tiêu dùng nói gì về 'lòng xe điếu'

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai'

Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa