Thứ bảy 28/12/2024 14:06

Nông nghiệp 4.0: Chìa khóa để nông sản xuất khẩu vào EU

Đẩy mạnh áp dụng công nghệ, bao gồm công nghệ 4.0 để phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sẽ là chìa khóa để các mặt hàng nông sản Việt Nam tiếp cận thị trường Liên minh châu Âu (EU), tận dụng các cơ hội mở ra từ Hiệp định Thương mại tự do giữa EU với Việt Nam (EVFTA) đã được hai bên ký kết và đang hướng tới sớm được thực thi.    

Cơ hội lớn - Tiêu chuẩn cao

Nông nghiệp 4.0 (ứng dụng các giải pháp kỹ thuật số...) được coi là một giải pháp thích hợp giúp các nhà sản xuất nông nghiệp và các cơ quan chức năng của Việt Nam trả lời được câu hỏi: Làm thế nào có được những mặt hàng nông sản Việt Nam chất lượng cao, có thương hiệu tốt… để cạnh tranh thị phần ở thị trường EU, đã được nhiều diễn giả đề cập tại “Diễn đàn nông nghiệp bền vững Việt Nam - EU”, tổ chức ở Hà Nội ngày 19/9/2019.

Ông Nicolas Audier - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Euro Cham) cho biết: “Ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ là một trong những ngành được nhiều lợi ích nhất từ EVFTA, vì giảm thuế sẽ tăng nhu cầu và thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU. Các doanh nghiệp châu Âu và các nhà sản xuất Việt Nam cần kết hợp với nhau, giúp nhau phát triển một ngành nông nghiệp hàng đầu thế giới tại Việt Nam với các sản phẩm an toàn, được chứng nhận và theo dõi, qua đó mở khóa toàn bộ tiềm năng của EVFTA”.

Bà Nguyễn Cẩm Trang - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định: Khi EVFTA được thực thi, cơ hội rất lớn mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng nông sản vào thị trường EU, bởi hầu hết là thuế suất nhập khẩu vào EU bằng 0%. Tuy nhiên, EU là một thị trường hàng đầu thế giới trong việc chống lại khai thác tài nguyên bất hợp pháp, khắt khe về truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, tiêu chuẩn chất lượng cao. Đây cũng là một thị trường có mức chi tiêu cao, song người tiêu dùng EU lại rất chú trọng đến an toàn vệ sinh thực phẩm, uy tín thương hiệu của hàng hóa. Do vậy, nông sản Việt Nam muốn có chỗ đứng tốt, sản phẩm phải đáp ứng được các tiêu chuẩn vừa nêu. Đây là vấn đề lớn đặt ra cho các nhà sản xuất, xuất khẩu nông sản cũng như các cơ quan chức năng của Việt Nam cần có giải pháp, bao gồm các giải pháp về công nghệ, các cơ chế chính sách phù hợp để đạt được.

Giải bài toán công nghệ

Để giúp các nông hộ và các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU đã qua kiểm định chất lượng, an toàn, có thể truy xuất nguồn gốc, một số doanh nghiệp đến từ EU như Bayer, ABB... tham dự diễn đàn đã chia sẻ, giới thiệu các giải pháp công nghệ, kỹ thuật số ứng dụng vào lĩnh vực nông nghiệp.

Ông Kohei Sakata - Giám đốc chiến lược kỹ thuật số khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thuộc Tập đoàn Bayer cho biết: Hoạt động nông nghiệp ngày càng tăng, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, đòi hỏi đặt ra tính bền vững. Tại Việt Nam, phần lớn nông dân là các nông hộ sản xuất nhỏ, nhưng lại cung cấp đến 70% nguồn lương thực. Các giải pháp kỹ thuật số sẽ là cơ hội tuyệt vời để thúc đẩy canh tác bền vững. Bayer có thể giúp các nông hộ nhỏ ở Việt Nam gia tăng sản xuất với nguồn tài nguyên ít hơn, nâng cao năng lực, tối ưu hóa canh tác, vượt qua thách thức biến đổi khí hậu và dịch bệnh, tăng năng suất, chất lượng và lợi nhuận.

“Bayer có sứ mệnh toàn cầu là góp phần thiết lập các tiêu chuẩn của nền nông nghiệp bền vững, chuyên nghiệp hơn và hiệu quả hơn. Chúng tôi tin rằng, có thể thực sự hỗ trợ được những thay đổi mang tính thế hệ trong nông nghiệp, thúc đẩy chuỗi cung ứng thực phẩm bền vững” - ông Kohei Sakata phát biểu.

Bà Brian Hull - Tổng Giám đốc ABB tại Việt Nam nhận xét: “Việt Nam có lợi thế về nông nghiệp, đồng thời đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, nông sản của Việt Nam vào EU vẫn chưa được như kỳ vọng, bởi vẫn phải đối mặt với nhiều rào cản, đặc biệt là về ứng dụng công nghệ vào sản xuất nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt như vệ sinh, chất lượng, sự đa dạng, cam kết về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững...

“Là một công ty công nghệ, ABB tập trung vào các giải pháp năng lượng, tự động hóa và kỹ thuật số giải quyết các vấn đề vận hành, giúp tối ưu hóa tiềm năng sản xuất và đối phó với những thách thức tương lai. Chúng tôi hướng tới một tương lai sản xuất thực phẩm nông nghiệp bền vững, sẵn sàng đồng hành cùng các nhà sản xuất thực phẩm Việt Nam để nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và sử dụng hiệu quả các thiết bị, máy móc trong dây truyền sản xuất, thông qua các giải pháp kỹ thuật số hàng đầu hiện nay” - bà Brian Hull cam kết.

Theo ông Nguyễn Cao Trí - Tổng giám đốc NSBlue Scope Lysaght, ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đang tăng trưởng, tuy nhiên phụ thuộc nhiều vào kinh doanh hộ gia đình quy mô nhỏ, chất lượng không ổn định và cơ cấu chi phí cao. Điều này dẫn đến hạn chế đưa được sản phẩm vào các thị trường có yêu cầu tiêu chuẩn cao và phát triển, trong đó có EU. Muốn gia tăng lợi thế cạnh tranh, đòi hỏi ngành chăn nuôi phải có những giải pháp công nghệ để hoàn thiện đồng bộ qui trình từ chăn nuôi (giống, thức ăn, môi trường nuôi động vật) đến chế biến thịt.

Chẳng hạn như cần phải cải tiến chất lượng và hiệu quả chuồng, trại… chăn nuôi. Ông Trí cho biết, mới đây Lysaght đã giới thiệu nhà máy năng lượng mặt trời cho phép tận dụng tối đa việc sử dụng tài nguyên đất, có thể kết hợp vừa sản xuất năng lượng tái tạo trên mái và trồng rau bên trong. Giải pháp này cài đặt nhanh với độ chính xác cao, chi phí bảo trì tối thiểu và thời gian sử dụng lâu bền, đảm bảo tỷ xuất hồi vốn cao và tăng tính bền vững cho cộng đồng.

Ngọc Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Bản tin quân sự thế giới ngày 27/12/2024: Trung Quốc giới thiệu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Italy

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Viễn Đông

Nga - Trung Quốc đạt bước tiến mới về hợp tác năng lượng

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan

Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại Iran (kiêm nhiệm Syria và Iraq)

Bản tin quân sự thế giới ngày 26/12/2024: Ukraine trang bị súng bắn đạn ghém chống UAV cho binh sĩ

Mời tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư toàn cầu tại bang Kerala, Ấn Độ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/12: Lữ đoàn 'chuẩn NATO' rút lui; UAV Ukraine đánh sập căn cứ Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/12/2024: Nga tập kích tên lửa Ukraine; Velyka Novosilka bị siết chặt

“Nội soi” khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp Việt

Bản tin quân sự thế giới ngày 25/12/2024: Tại sao thiết bị siêu vượt âm Avanguard không có đối thủ?

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/12: Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt ở Kursk; Kiev nhận lô viện trợ khủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/12/2024: Ukraine liên tục tấn công lãnh thổ Nga; Kursk bị vây hãm

EU tăng cường kiểm tra nông sản Việt Nam từ 8/1/2025

Bản tin quân sự thế giới ngày 24/12/2024: Anh phát triển vũ khí năng lượng 'sát thủ UAV'

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/12: Nga bắt giữ lính đánh thuê Ukraine; Lữ đoàn Kiev giành thắng lợi

Công tác hội nhập kinh tế quốc tế “vượt khó” tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư tại Hoa Kỳ