Thứ hai 18/11/2024 14:19

Nỗi lo thiếu khí đốt: Ukraine nắm giữ ‘chìa khóa’ năng lượng châu Âu

Việc chấm dứt vận chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng Liên minh châu Âu (EU).

Ukraine đã nhiều lần tuyên bố không gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt hiện tại sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024. Trong thông báo mới nhất đề cập tới quyết định này đến từ Tổng thống Zelensky, ông cũng nói: “Kiev sẽ không có ai gia hạn thỏa thuận với Nga”.

Tuy nhiên, theo Tổng thống Zelensky, Ukraine sẽ xem xét các yêu cầu từ các công ty châu Âu về việc vận chuyển khí đốt từ các nguồn khác.

Trước động thái của Ukraine, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Kiev quyết định không gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt, điều này sẽ "gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi ích của người tiêu dùng châu Âu, những người vẫn sẵn sàng mua thêm khối lượng khí đốt được đảm bảo và giá cả phải chăng của Nga hơn khí đốt từ các nguồn khác, hầu hết là từ Mỹ".

Việc chấm dứt vận chuyển khí đốt Nga qua Ukraine sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng EU. Ảnh: Reuters

Người tiêu dùng châu Âu sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho khí đốt, do đó khiến ngành công nghiệp của họ kém cạnh tranh hơn”, ông Peskov nhấn mạnh.

Theo ông, Nga nhìn thấy các tuyến đường thay thế để vận chuyển khí đốt tới châu Âu, bao gồm cả kế hoạch thành lập một trung tâm ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các bên đang tiến hành đàm phán về vấn đề này.

Các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine do EU áp dụng đối với Nga cho đến nay vẫn chưa nhắm vào khí đốt qua đường ống, nhưng nhiều thành viên, bao gồm Ba Lan, Bulgaria, Phần Lan, Hà Lan và Đan Mạch đã tự nguyện dừng nhập khẩu. Tuy nhiên, một số quốc gia EU, bao gồm Áo, Slovakia, Cộng hòa Czech và Italia vẫn đang nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga.

Hiện tại, Nga chỉ xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu qua hai tuyến đường là thông qua đường ống do Liên Xô xây dựng chạy qua Ukraine và qua đường ống TurkStream sang Thổ Nhĩ Kỳ chạy dọc theo đáy Biển Đen.

Theo dữ liệu của Gazprom, Nga đã cung cấp tổng cộng khoảng 63,8 tỷ m3 khí đốt cho châu Âu qua các tuyến đường khác nhau vào năm 2022. Khối lượng đó giảm 55,6% xuống còn 28,3 tỷ m3 trong năm 2023.

Tại thời điểm cao nhất vào năm 2018-2019, lưu lượng khí đốt đến khu vực châu Âu đạt khoảng 175-180 tỷ m3 mỗi năm.

Trước đó, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho hay, Moscow sẵn sàng tiếp tục cung cấp khí đốt cho châu Âu qua tuyến đường ống ở Ukraine sau khi thỏa thuận vận chuyển khí đốt hiện tại hết hạn vào cuối năm 2024.

Theo ông, việc vận chuyển khí đốt tương lai phụ thuộc vào việc Ukraine có muốn tiếp tục thỏa thuận này hay không. Tuy nhiên, Ukraine cho biết, nước này không có kế hoạch kéo dài thỏa thuận 5 năm với Gazprom, công ty độc quyền xuất khẩu khí đốt qua đường ống của Nga, hoặc ký một thỏa thuận khác.

Thanh Bình
Bài viết cùng chủ đề: Nga

Tin cùng chuyên mục

Arab Saudi ‘tung đòn chí mạng’ vào thị trường dầu Nga

Tổ hợp hóa dầu lớn nhất Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu vận hành thương mại

Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Công Thương xác định đối tượng điều chỉnh mặt hàng dầu HFO

Vietsovpetro đoạt giải nhất Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Trung Đông ‘bùng cháy’, giá dầu lên đỉnh

Dầu Nga bất ngờ 'gặp khó' tại Ấn Độ

AI đang thay đổi ngành khai thác dầu khí như thế nào?

Hơn 280 thí sinh tham dự Hội thi tay nghề Dầu khí lần thứ VIII

Bộ Công Thương ban hành quy định mới về bảo quản và huỷ bỏ giếng khoan dầu khí

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam

Thanh Hóa sẽ trình Bộ Công Thương quy hoạch xây dựng Kho dự trữ quốc gia đối với dầu thô

8 tháng đầu năm, Petrovietnam nộp ngân sách ước đạt 96,5 nghìn tỷ đồng

Đồng Nai: Đồng loạt kiểm tra tại 24 cửa hàng xăng dầu

PV GAS vận chuyển thành công LNG bằng đường sắt, giữ vững hoạt động cung ứng năng lượng sau bão số 3

Khí đốt và LNG là mấu chốt cho sự phát triển kinh tế của đất nước

Bí mật đằng sau sự sụt giảm sản lượng của OPEC

Chặng đường ngành Dầu khí hiện thực hóa mong ước của Người

Petrovietnam phát huy ''bộ mã gen'', nỗ lực bảo đảm ''4 chữ An''

Giá dầu thế giới ‘bay cao’, ai là ‘thủ phạm’?

Sự thật phũ phàng về tương lai ngành lọc dầu