Nở rộ phong trào giáo dục đầu tư tài chính cho trẻ em: Nên hay không?

Thời gian gần đây, phong trào giáo dục đầu tư tài chính cho trẻ em đang được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Bên cạnh sự đồng tình vẫn còn những ý kiến phản đối.
Dấu hiệu mạo danh Shark Tank và sàn HOSE "lùa gà" đầu tư tài chính Cẩn trọng với app tài chính IDG AI kêu gọi đầu tư với lợi nhuận 150% mỗi tháng

Nhiều ý kiến trái chiều

Hiện nay, cả xã hội đang rất quan tâm đến hoạt động giáo dục tài chính cho trẻ em, đặc biệt là các bậc cha mẹ đang có con nhỏ.

Thông qua công cụ tìm kiếm trên google, những từ khóa liên quan lĩnh vực này đang được nhiều người quan tâm hơn bao giờ hết. Chỉ cần gõ từ khóa "giáo dục đầu tư tài chính cho trẻ em", "giáo dục tài chính cho học sinh tiểu học", "giáo dục tài chính cho trẻ em", "khóa học quản lý tài chính cho trẻ em"... thì chưa đến 1 giây đã trả về hàng chục triệu, hàng trăm triệu kết quả tìm kiếm. Điều đó chứng tỏ, vấn đề giáo dục về tài chính đang trở thành xu hướng của thời đại.

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện quảng cáo các khóa học "đầu tư tài chính cho trẻ em". Mới đây Fanpage Facebook "S.N.G.H" chạy quảng cáo rầm rộ về việc ra mắt khóa học đầu tư tài chính cho trẻ em từ 7 tuổi. Quảng cáo này cho rằng, trẻ em cần được học về đầu tư tài chính từ nhỏ vì sẽ giúp các bé có thể làm chủ tài chính cá nhân, quản lý và chi tiêu tiền tệ khôn ngoan, tư duy khởi nghiệp và gọi vốn, các hình thức đầu tư sinh lời, cơ hội nghề nghiệp rộng mở...

Nở rộ phong trào giáo dục đầu tư tài chính cho trẻ em: Nên hay không?
"S.N.G.H" quảng cáo chào mời khóa học đầu tư tài chính cho trẻ em từ 7 tuổi

Nhiều người cho rằng, dạy đầu tư tài chính cho trẻ từ sớm là đều rất nên làm. Bởi lẽ, thị trường tài chính sẽ cực kỳ phát triển trong tương lai và trở thành một lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Hơn nữa, trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, ai cũng sẽ phải va chạm trực tiếp, gián tiếp các sản phẩm tài chính cũng như vấn đề liên quan tài chính. Thay vì né tránh, các bậc phụ huynh nên cho trẻ em làm quen từ sớm để khi khi lớn lên sẽ có cơ hội thành công cao hơn.

Anh Nguyễn Minh Tuấn, công tác tại một công ty chứng khoán ở Hà Nội cho rằng: Dạy trẻ về đầu tư tài chính từ nhỏ sẽ giúp trẻ có định hướng tích lũy tài sản, tiết kiệm cho tương lai. Học về đầu tư là kỹ năng sống quan trọng giúp trẻ thành công hơn khi trưởng thành. Khi trẻ hiểu quy luật vận động của đồng tiền, các em sẽ biết cách ra các quyết định tốt hơn.

“Tuy nhiên, các hệ thống giáo dục truyền thống lại không dạy cho trẻ em cách mua cổ phiếu từ sớm, cách tạo danh mục đầu tư đa dạng để có một ngân sách tốt cho chính bản thân chúng đến khi nghỉ hưu. Do đó, các bậc cha mẹ nên hướng dẫn con cái mình để đạt được thành công về tài chính”, anh Tuấn chia sẻ.

Theo tìm hiểu, hiện nay nhiều bậc phụ huynh đã mở tài khoản chứng khoán để tích lũy cho con (tài khoản vẫn đứng tên bố mẹ). Khi con có tiền mừng tuổi, bố mẹ sẽ mua cổ phiếu để giữ tiền cho con. Mỗi dịp kỷ niệm trọng đại như sinh nhật.... phụ huynh sẽ mua thêm cổ phiếu tốt để bằng tài khoản giành cho con theo kiểu tích luỹ tài sản. Đến khi con đủ 18 tuổi, đủ kiến thức về tài chính sẽ giao cho con quản lý tài khoản chứng khoán này. Đây sẽ được coi như một khoản vốn để cho con khởi nghiệp và là hành trang cho con bước vào đời.

Trái với những ý kiến ủng hộ, nhiều người không đông đồng tình với quan điểm dạy đầu tư tài chính cho con từ nhỏ. Theo quan điểm những người này, việc đào tạo tài chính cho trẻ từ quá sớm là không cần thiết. Bởi lẽ, trẻ em cần được giáo dục về thể chất, tâm hồn và kiến thức cơ bản. Do đó, khi "gieo" tư tưởng về tiền bạc cho con từ quá bé có thể khiến trẻ có tư tưởng coi trọng vật chất, lối sống thực dụng.

Bên cạnh đó, việc giao dịch sản phẩm tài chính rất nhiều rủi ro. Đặc biệt, mọi giao dịch đều thông qua điện thoại thông minh có cài ứng dụng đầu tư, có thể giao dịch rất nhiều sản phẩm tài chính (vàng, cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ...). Do đó, chỉ cần một vài thao tác cũng có thể đặt lệnh nhầm, dẫn đến thua lỗ, mất tiền.

Đặc biệt, trên thị trường có quá nhiều hình thức lừa đảo. Những mánh khóe lừa đảo tinh vi đến mức các nhà đầu tư có kinh nghiệm trên thị trường vẫn có thể bị "qua mặt", do đó việc cho trẻ em ít kinh nghiệm tham gia đầu tư là không khả thi.

Ủng hộ nhưng vẫn phải kiểm soát

Theo quan điểm của chị Nguyễn Thị Vân, Vinhome Smart City Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho rằng, vấn đề không phải nên hay không nên mà là cách quản lý như thế nào.

Chị Vân cho rằng, trên thế giới, việc giáo dục về tài chính cho trẻ em được quan tâm đặc biệt. Ngay từ nhỏ, họ đã dạy cho trẻ hiểu về giá trị của lao động, bản chất của đồng tiền, quy luật vận hành của đồng tiền, cách để tự do về tài chính trong tương lai. Do đó, việc đào tạo đầu tư cho trẻ em càng sớm càng tốt.

Hiện nay, chị Vân có 2 tài khoản chứng khoán, một tài khoản chính của chị và còn tài khoản cho con. Đối với tài khoản chứng khoán của con, chị Vân nạp vào đó 100 triệu và coi đó là khoản đầu tư của con. Tuy nhiên, tài khoản này chị Vân vẫn là người quản lý chính.

Bản thân chị Vân là người làm trong công ty chứng khoán nên hiểu rất rõ về kiến thức tài chính. Do đó, ngay từ đầu chị Vân đã dạy con kiến thức về thị trường tài chính, cách thức giao dịch... Chị dạy cho con phương pháp tích lũy lâu dài những cổ phiếu tốt, có tiềm năng tăng trưởng và nắm giữ nhiều năm để hưởng cổ tức, coi như một khoản tiết kiệm. Khi nào quyết định mua bán cổ phiếu, chị Vân đều cùng con bàn bạc rồi mới ra quyết định.

"Khi con có nhu cầu mua điện thoại, mua xe máy... tôi sẽ trích khoản tiền sinh lời từ tài khoản chứng khoán đó. Tôi sẽ nói cho con biết, đây là tiền do con kiếm được chứ không phải bố mẹ cho con. Sau này con muốn có nhiều tiền hơn nữa thì phải biết tích lũy và nghiên cứu về thị trường để tìm cách nhân số tiền đó ra", chị Vân nói.

Theo chị Vân, có những lần nghiên cứu cơ hội đầu tư chưa kỹ dẫn đến khoản đầu tư không hiệu quả, thậm chí tài giá trị tài sản bị sụt giảm. Khi đó hai mẹ sẽ cùng rút kinh nghiệm để lần đầu tư sau hiệu quả hơn.

Trao đổi với Báo Công Thương, Thạc sĩ Tâm lý Lê Văn Thịnh cho biết, việc đào tạo đầu tư tài chính cho trẻ em là rất cần thiết. Bởi tài chính là một khía cạnh vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Thực tế hiện nay, rất nhiều những đổ vỡ, sai lầm về tài chính cá nhân gây ra những hệ luỵ nghiêm trọng đối với bản thân, gia đình và cả xã hội. Nguyên nhân do từ nhỏ, chúng ta đã không được giáo dục tài chính một cách bài bản và hệ thống.

Nở rộ phong trào giáo dục đầu tư tài chính cho trẻ em: Nên hay không?
Thạc sỹ Tâm lý Lê Văn Thịnh cho rằng, việc đào tạo đầu tư tài chính cho trẻ em là rất cần thiết

Theo chuyên gia Thịnh, việc đào tạo tài chính cho trẻ em là rất cần thiết. Đứa trẻ được đào tạo về tài chính sẽ hiểu bản chất về tài chính nói chung và tiền bạc nói riêng. Qua đó, các em biết trân quý những giá trị lao động, tránh tiêu xài hoang phí.

Bên cạnh đó, giáo dục tài chính sẽ trang bị cho các em những tư duy, kiến thức, công cụ đúng đắn về tài chính để các em có thể tạo, tích luỹ, quản lý và đầu tư tài sản ngay từ khi còn nhỏ.

Quan trọng nhất là thông qua giáo dục tài chính, trẻ em sẽ hiểu cách vận hành của các hoạt động tài chính, nền kinh tế, dòng tiền với mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức hay quốc gia.

Chuyên gia Thịnh cho rằng, các bậc phụ huynh cần có những biện pháp giáo dục tài chính đúng đắn. Các bậc phụ huynh cần trang bị kiến thức về kinh tế, tài chính, quản lý tài chính trong gia đình để làm gương cho con. Thậm chí, cần tìm đến những chuyên gia, cố vấn về tài chính để tư vấn, giáo dục cho con em mình về lĩnh vực này.

Theo các chuyên gia tài chính, hiện nay có những ứng dụng (app) quản lý tài chính rất thông minh. Phụ huynh có thể hướng dẫn con cách trải nghiệm ứng dụng uy tín, đồng thời mở tài khoản với số tiền nhỏ để con học cách đầu tư, quản lý tài chính hiệu quả.

Các bậc phụ huynh cũng có thể nạp tài khoản số tiền nho nhỏ để cho trẻ có thể làm quen với công nghệ, với cách quản lý tài chính, cách phân lớp tài sản, cách chia tỷ lệ các hạng mục đầu tư theo từng thời điểm...

Trong những app này sẽ được sử dụng Big data (dữ liệu lớn) để đưa ra các phương án đầu tư hiệu quả. Khi vào những app này trẻ em sẽ biết cách các nhà đầu tư chuyên nghiệp họ chia tỷ lệ đầu tư an toàn và hiệu quả như thế nào, thời điểm nào ưu tiên lớp tài sản rủi ro như (cổ phiếu, trái phiếu...), thời điểm nào ưu tiên đầu tư tài sản phòng vệ (vàng)...

Thậm chí, ngay cả trong những ứng dụng đầu tư tài chính cũng có những mô hình như: "game đầu tư chứng khoán". Theo đó, trẻ em không cần nạp tiền vẫn có thể học giao dịch như trên thị trường thật. Do đó, trẻ em có thể làm quen với việc đầu tư ngay từ bé. Đến khi các em lớn, đủ kinh nghiệm thì có thể đầu tư thực tế. Theo đó, những nhà đầu tư có sự chuẩn bị từ sớm sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn, tránh gặp những sai lầm trong đầu tư.

Vấn đề cốt lõi của việc dạy đầu tư tài chính cho trẻ em không phải nằm ở việc dạy con làm giàu ngay lúc đó. Quan trọng nhất là dạy kiến thức về tư duy, hiểu biết về giá trị đồng tiền, cách sử dụng đồng tiền thông minh, hướng đầu tư hiệu quả và quản trị tài chính tốt hơn trong tương lai...

Thế Hoàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Đầu tư tài chính

Tin cùng chuyên mục

Thu hút đầu tư, phát triển ngành hóa chất theo định hướng

Thu hút đầu tư, phát triển ngành hóa chất theo định hướng ''xanh''

Xử lý hiệu quả điều tra phòng vệ thương mại đòi hỏi sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp

Xử lý hiệu quả điều tra phòng vệ thương mại đòi hỏi sự chủ động của cộng đồng doanh nghiệp

TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

TS. Nguyễn Văn Hội: Cơ chế chính sách ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

Lời giải nào cho bài toán thiếu nguyên liệu sản xuất da giày?

Lời giải nào cho bài toán thiếu nguyên liệu sản xuất da giày?

Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

Khơi thông dòng chảy thương mại, thúc đẩy xuất khẩu trong bối cảnh mới

GS. TSKH Trần Quốc Tuấn: Chưa mua bán điện mặt trời mái nhà là giải pháp tình thế hiện nay

GS. TSKH Trần Quốc Tuấn: Chưa mua bán điện mặt trời mái nhà là giải pháp tình thế hiện nay

Thực phẩm bẩn bủa vây trường học: Không dừng ở ngộ độc

Thực phẩm bẩn bủa vây trường học: Không dừng ở ngộ độc

Bộ Công Thương và VAST đề xuất một số định hướng nghiên cứu chuyên sâu

Bộ Công Thương và VAST đề xuất một số định hướng nghiên cứu chuyên sâu

Lập nhóm thông tin chốt kiểm tra nồng độ cồn: Cách “né” tốt nhất là… tuân thủ pháp luật!

Lập nhóm thông tin chốt kiểm tra nồng độ cồn: Cách “né” tốt nhất là… tuân thủ pháp luật!

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Bộ Công Thương luôn chú trọng công tác tập huấn tài chính, kế toán

Bộ Công Thương luôn chú trọng công tác tập huấn tài chính, kế toán

Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

Thiếu kho dữ liệu sạch và công cụ phân tích, thị trường bất động sản sẽ mãi “lập lờ”

“Sập bẫy” lừa đảo trên mạng xã hội: Do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?

“Sập bẫy” lừa đảo trên mạng xã hội: Do cả tin hay lòng tham khó chế ngự?

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Lan truyền clip nhạy cảm trên mạng xã hội: Xin đừng vô cảm!

Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương đề xuất chỉ quản lý thí điểm thuốc lá nung nóng, chưa lưu hành thuốc lá điện tử

Quan điểm của Bộ Công Thương về quản lý thuốc lá thế hệ mới

Quan điểm của Bộ Công Thương về quản lý thuốc lá thế hệ mới

Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Du lịch "lột xác" và câu chuyện từ xứ Thanh

Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

Góp tiền tổ chức lễ tri ân thầy cô: Đừng "biến tướng" chạy theo hình thức, lãng phí

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

GS. TS Vũ Trọng Hồng tiết lộ ‘điều cần làm’ từ dự án kênh đào Funan Techo

Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Liên tiếp xảy ra tai nạn thương vong, đừng để công tác an toàn lao động chỉ là khẩu hiệu

Xem thêm