Thứ bảy 23/11/2024 12:16

NIC sử dụng công nghệ tòa nhà thông minh để tiết kiệm năng lượng

Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc sử dụng giải pháp quản lý năng lượng và công nghệ tòa nhà thông minh của ABB nhằm TKNL.

Cơ sở mới của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc (NIC Hòa Lạc) đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối với mạng lưới các trung tâm đổi mới sáng tạo trên toàn cầu, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam, thực hiện mục tiêu trở thành điểm đến của đổi mới sáng tạo trong khu vực và trên thế giới.

Trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NIC Hòa Lạc có diện tích 4,96 hecta, là trung tâm đổi mới sáng tạo đầu tiên được xây dựng theo chuẩn mực quốc tế tiên tiến nhất tại Việt Nam, bao gồm một trung tâm hội nghị quốc tế và không gian văn phòng thông minh cho các quỹ đầu tư, công ty công nghệ lớn, start-up, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Các giải pháp tiên phong và hiệu suất năng lượng cao của ABB đóng vai trò quan trọng, góp phần kiến tạo NIC Hoà Lạc trở thành tòa nhà thông minh

Quá trình thúc đẩy đổi mới sáng tạo của NIC tập trung vào công nghệ với 8 lĩnh vực trọng tâm là: Nhà máy thông minh, Đô thị thông minh, Truyền thông số, An ninh mạng, Công nghệ môi trường, Công nghệ Y tế, Công nghiệp bán dẫn và Hydrogen xanh. Việc cung cấp tòa nhà thông minh cho các ngành đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là một phần quan trọng của hành trình hướng đến các mục tiêu phát thải ròng bằng không của Việt Nam. Hệ thống tự động hóa tòa nhà và quản lý năng lượng hiệu quả có thể giúp tăng cường hiệu suất năng lượng tới 25-67%, cắt giảm chi phí vận hành và phát thải khí nhà kính, đồng thời cải thiện chất lượng môi trường làm việc.

Ông Đoàn Văn Hiển - Chủ tịch, Ban Công nghệ Điện ABB Việt Nam chia sẻ: "Đây tiếp tục là một dự án có ý nghĩa với ABB, thể hiện nỗ lực của chúng tôi trên hành trình thực hiện cam kết hướng tới phát thải ròng bằng không, cũng như cung cấp công nghệ điện thông minh, an toàn và bền vững cho các công trình tòa nhà quan trọng của Việt Nam. Các giải pháp tiên phong và hiệu suất năng lượng cao của ABB đóng vai trò quan trọng, góp phần kiến tạo NIC Hoà Lạc trở thành tòa nhà thông minh, cắt giảm chi phí vận hành, đồng thời đảm bảo một môi trường an toàn, khỏe mạnh cho những người làm việc tại đây."

Cụ thể, giải pháp quản lý năng lượng ABB Ability Energy Manager giúp đội ngũ vận hành trung tâm NIC Hòa Lạc theo dõi và tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính (CO2e), giúp tiết kiệm chi phí vận hành và đạt được mục tiêu bền vững. Giải pháp số thông minh này còn cung cấp dữ liệu thời gian thực và thông tin dự đoán, giúp người vận hành đưa ra quyết định thông minh và lên kế hoạch bảo trì kịp thời.

Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc là trung tâm đổi mới sáng tạo đầu tiên được xây dựng theo chuẩn mực quốc tế tiên tiến nhất tại Việt Nam

Hơn nữa, giải pháp quản lý năng lượng dựa trên nền tảng số này còn kết nối với giải pháp tổng thể cung cấp điện bên trong của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Hòa Lạc, gồm tủ điện hạ thế tổng thông minh System pro E Power, đảm bảo độ tin cậy, an toàn nguồn điện cao nhất cho tòa nhà trung tâm và người sử dụng; cầu dao tự động, đồng hồ đo đa chức năng và thiết bị khởi động từ thông minh.

"Công nghệ của ABB đảm bảo hiệu suất năng lượng cho trung tâm, đồng thời nâng cao sự an toàn và sức khỏe cho những người làm việc tại đây."- ông Hiển nhấn mạnh.

ABB có bề dày lịch sử về cung cấp các giải pháp công nghệ điện cho các tòa nhà thông minh, với nhiều dự án mang tính biểu tượng của Việt Nam như tòa nhà Quốc hội - tòa nhà công lớn nhất Việt Nam, Trụ sở Bộ Ngoại giao, Tháp Truyền hình Quân đội, Văn phòng Chủ tịch nước, Vincom Landmark 81 - tòa nhà cao nhất Đông Nam Á...
Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Tiết kiệm năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử