Thứ hai 25/11/2024 02:14

Những lý do cần sửa đổi Luật điện lực: Kỳ 2 - Hoàn thiện khung khổ pháp lý đồng bộ

Việc sửa đổi Luật điện lực nhằm thể chế hoá chủ trương, chiến lược của Đảng về năng lượng điện, góp phần hoàn thiện khung khổ pháp lý để ngành điện phát triển.

Hoàn thiện khung khổ pháp lý

Theo Bộ Công Thương, mục đích của việc sửa Luật điện lực là nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về điện lực, phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, luật hóa định hướng chủ trương, chính sách của Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 140/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa;

Tạo khuôn khổ pháp lý đồng bộ, khả thi cho hoạt động điện lực và sử dụng điện. Đảm bảo sự phù hợp và đồng bộ giữa chính sách phát triển điện lực với các chính sách có liên quan khác, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, đồng thời, khắc phục các bất cập trong quá trình thực thi Luật Điện lực hiện hành.

Tạo điều kiện cho phát triển nguồn và lưới điện nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của nhân dân và sự phát triển của nền kinh tế - xã hội; bảo đảm và nâng cao chất lượng điện năng, chất lượng cung cấp dịch vụ điện; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và an ninh năng lượng quốc gia, trong đó, đẩy mạnh việc phát triển điện năng lượng tái tạo phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.

Viêc sửa đổi Luật điện lực nhằm hoàn thiện khung khổ pháp lý để ngành điện phát triển toàn diện, bền vững (Ảnh minh họa)

Đổi mới các nội dung quy định tại luật nhằm nâng cao tính khả thi và tính hiệu quả trong thực thi pháp luật về điện lực, đáp ứng yêu cầu của phát triển ngành điện nói chung và thị trường điện lực cạnh tranh nói riêng, tiến tới xây dựng thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh, trong đó, trọng tâm là điều chỉnh cơ chế giá điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; bảo đảm phát huy quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị điện lực, không phân biệt đối xử trong hoạt động điện lực, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các hoạt động điện lực; kết hợp hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện, đơn vị điện lực và Nhà nước.

Xây dựng cơ chế chính sách để khuyến khích sử dụng điện an toàn, tiết kiệm hiệu quả, bảo vệ môi trường và phát triển năng lượng bền vững, đồng thời, hoàn thiện quy định để ràng buộc trách nhiệm của khách hàng sử dụng điện trong quá trình sử dụng điện nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, giảm thiểu thiệt hại cho gia đình và xã hội.

Nâng cao tính hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền các nội dung hướng dẫn cho Chính phủ, Bộ Công Thương, phù hợp với đặc thù của ngành điện lực là ngành kỹ thuật, thường xuyên thay đổi để phù hợp với sự cải tiến của khoa học, kỹ thuật, đặc biệt hoạt động vận hành hệ thống điện, an toàn đập và hồ chứa thủy điện, góp phần tích cực trong công tác bảo đảm an ninh cung cấp điện.

Đảm bảo tính kế thừa, nâng cao hiệu quả quản lý

Xây dựng Luật để thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các Nghị quyết của Quốc hội về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn liền với đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nhằm xây dựng và phát triển ngành điện phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với các hoạt động điện lực, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; trong đó phân định rõ chức năng quản lý, điều tiết của nhà nước về điện lực và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh điện của doanh nghiệp.

Tập trung các nguồn lực để sửa đổi, hoàn thiện Luật Điện lực một cách đồng bộ, toàn diện, đảm bảo tính khả thi; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hình thành và vận hành thị trường bán lẻ điện cạnh tranh hoàn chỉnh.

Chú trọng đổi mới, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư.

Cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động điện lực kết hợp với việc cải cách toàn diện công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, bảo đảm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về điện lực, giữ vững kỷ cương và sự bền vững của thị trường.

Kế thừa, tiếp tục phát triển và hoàn thiện những quy định pháp luật về điện lực còn phù hợp với thực tế và đã có tác động tích cực đối với sự phát triển của ngành điện, đồng thời chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung những quy định đã phát sinh hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực.

Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, tính tương thích với cam kết quốc tế có liên quan; xác định rõ nội dung, nguyên tắc áp dụng Luật Điện lực bảo đảm không chồng chéo, mâu thuẫn giữa Luật Điện lực và các luật khác có liên quan.

Trên cơ sở tham vấn ý kiến của Chính phủ, Quốc hội, Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Luật bám sát vào 06 chính sách đã được Chính phủ trình Quốc hội. Dự thảo Luật Điện lực bao gồm 9 chương với 94 điều và được sắp xếp, bố cục hợp lý, khoa học.

Trong đó, Chương I. Quy định chung bao gồm 08 điều

Chương II. Quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực bao gồm 04 mục với 14 điều

Chương III. Phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới bao gồm 05 điều.

Chương IV. Giấy phép hoạt động điện lực bao gồm 08 điều

Chương V. Hoạt động mua bán điện bao gồm 3 mục

Chương VI. Vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia bao gồm 12 điều

Chương VII. Bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện bao gồm 2 mục

Chương VIII. Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực gồm 02 điều

Chương IX. Điều khoản thi hành gồm 03 điều

Ngày 28/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký văn bản 2034/BCT-ĐTĐL gửi các bộ, ban, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức...để lấy ý kiến đối với dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Dự thảo được công bố công khai trên cổng thông tin của Bộ Công Thương và Báo Công Thương điện tử.

Nguyên Vũ
Bài viết cùng chủ đề: Luật Điện lực (sửa đổi)

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với UBND tỉnh Ninh Thuận về năng lượng

Bài 3: Chính sách giá điện đang dần theo hướng thị trường

Nghiên cứu, phát triển điện hạt nhân ở Đông Nam Á đã đi được đến đâu?

Bài 2: Quốc hội giám sát, chỉ ra điểm nghẽn trong chính sách phát triển điện lực

Bài 1: Giá điện và công tác thực thi chính sách

Tổng kết đường dây 500kV mạch 3: 6 bài học kinh nghiệm

Cần có cơ chế thí điểm cho điện gió ngoài khơi, gỡ khó cho điện khí

Lắng nghe ý kiến, đề xuất từ Đại biểu Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi)

Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

PGS. TS Ngô Trí Long: Dự thảo nghị định kinh doanh xăng dầu hướng đến lợi ích chung

Tại sao thương nhân phân phối xăng dầu không được mua hàng của nhau?

Vì sao Microsoft khởi động lại nhà máy điện hạt nhân từng bị rò rỉ phóng xạ?

Đảm bảo an ninh năng lượng, các doanh nghiệp kiến nghị những gì?

Wood Mackenzie: Ngành điện Việt Nam sẽ tiếp tục dẫn đầu trong tiêu thụ khí đốt

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, thúc đẩy các dự án năng lượng trọng điểm

Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Nội địa hóa điện gió ngoài khơi - động lực để ngành dầu khí phát triển bền vững

Công trình đường dây 500kV mạch 3 là biểu tượng của sức mạnh niềm tin và sự đoàn kết

Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 để đảm bảo an ninh năng lượng