Thứ bảy 05/04/2025 04:39

Những lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức Hội thảo tiếp theo với chủ để “Hướng dẫn tra cứu thông tin và giải quyết tranh chấp thương mại với đối tác Ấn Độ".

Sau khi tổ chức Hội thảo trực tuyến “Một số lưu ý trong đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng với đối tác Ấn Độ” vào ngày 05/7/2023 với sự tham gia của gần 150 doanh nghiệp, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã nhận được nhiều phản hồi của doanh nghiệp Việt Nam đề nghị tiếp tục tổ chức các hoạt động tương tự.

Theo đề nghị của các doanh nghiệp, chiều ngày 12/7/2023, Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ đã tổ chức Hội thảo trực tuyến tiếp theo với chủ để “Hướng dẫn tra cứu thông tin và giải quyết tranh chấp thương mại với đối tác Ấn Độ”, chương trình này đã thu hút được sự tham dự của hơn 170 doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Phát biểu khai mạc, ông Bùi Trung Thướng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, Ấn Độ hiện là nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Đức. Theo nghiên cứu của Goldman Sachs công bố ngày 6/7, Ấn Độ sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào năm 2075, Ấn Độ không chỉ vượt qua Nhật Bản và Đức mà còn cả Hoa Kỳ. Thị trường Ấn Độ mở rất nhiều tiềm năng hợp tác kinh doanh trên nhiều lĩnh vực cho các doanh nghiệp Việt Nam. Để phát triển các mối kinh doanh với các đối tác Ấn Độ, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ các thông tin về doanh nghiệp đối tác.

Tại buổi hội thảo, ông Thướng đã hướng dẫn các doanh nghiệp về việc sử dụng một số công cụ để tra cứu thông tin về đối tác Ấn Độ trên các cổng thông tin của chính phủ như Bộ Doanh nghiệp (MCA), tra cứu thông qua mã số thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) và thông qua mã số xuất nhập khẩu (IEC). Đồng thời, ông Thướng đã giới thiệu sơ bộ về quy trình khiếu nại với Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ trong trường hợp xảy ra tranh chấp thương mại.

Tiếp theo, ông Đỗ Duy Khánh, Bí thư thứ Nhất đã hướng dẫn các doanh nghiệp bằng cách thao tác trực tiếp trên các Cổng thông tin điện của Ấn Độ để tìm kiếm các thông tin về doanh nghiệp và hướng dẫn gửi khiếu nại tại Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ.

Ông Khánh nhấn mạnh đến sự quan trọng của việc tìm hiểu thông tin cơ bản về doanh nghiệp Ấn Độ khi kinh doanh với các đối tác này. Các thông tin bao gồm tên công ty, địa chỉ, số điện thoại, email, website, đại diện pháp nhân, mã số doanh nghiệp, mã số thuế GST và mã xuất nhập khẩu IEC.

Phát biểu kết thúc chương trình, ông Thướng cũng lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia đàm phán với các đối tác Ấn Độ cần hết sức cẩn thận, làm từng bước và cần thể hiện bằng văn bản hoặc Email, khi ký kết hợp đồng cần tìm hiểu kỹ từng điều khoản để tránh các trường hợp khiếu nại tranh chấp về sau.

Ông Thướng đề nghị doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục gửi những thông tin và câu hỏi cụ thể đối với từng ngành hàng để Thương vụ tại Ấn Độ tổ chức các chương trình hội thảo trực tuyến thực chất, hiệu quả trong thời gian tới, đáp ứng các nhu cầu cấp thiết từ phía doanh nghiệp Việt Nam.

Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ
Bài viết cùng chủ đề: Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy hợp tác trong đổi mới sáng tạo Việt Nam - Ấn Độ

Việt Nam 'bật đèn xanh' cho sản phẩm da bò từ Brazil

Mặt hàng tiêu dùng nhanh Việt Nam được ưu chuộng tại Ấn Độ

Philippines sẵn sàng nhập vắc xin dịch tả lợn từ Việt Nam

Cơ hội hợp tác mới Việt Nam - bang Burgenland: Điện gió và thương mại

Việt Nam - Singapore hợp tác thúc đẩy đầu tư bán dẫn

Việt Nam - Philippines 'bắt tay' phát triển thị trường Halal

Sản phẩm tôm đông lạnh Việt Nam gặp sự cố tại Hungary

Doanh nghiệp Việt ‘nâng cấp’ năng lực tham gia chuỗi cung ứng

Doanh nghiệp Algeria mời thầu 2.136 container

Vật liệu, giải pháp chống cháy của Việt Nam hút khách Philippines

Hiệu quả từ hoạt động xúc tiến thương mại Việt Nam - Malaysia

Doanh nghiệp cần lưu ý gì về thủ tục xuất nhập khẩu mới của Singapore?

Triển vọng tăng tốc xuất khẩu gạo sang New Zealand

30 doanh nghiệp Thụy Điển tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam

Việt Nam - Singapore: Tận dụng FTA, tạo cột mốc mới trong hợp tác thương mại, đầu tư

Philippines điều tra giấy carton, thương vụ cảnh báo doanh nghiệp

Algeria miễn giảm thuế nhập khẩu cà phê, cơ hội cho doanh nghiệp Việt

Singapore thông qua luật mới, đảm bảo an ninh lương thực và an toàn thực phẩm

Philippines áp thuế xi măng nhập khẩu, thương vụ khuyến cáo gì?