Công dụng tuyệt vời của râu bắp ngô với người bệnh tiểu đường, huyết áp cao |
Người bị máu nhiễm mỡ nên hạn chế thực phẩm nào?
Mỡ máu cao là hiện tượng cholesterol, triglyceride tăng cao khi cơ thể dư thừa chất béo không kịp đào thải hoặc chuyển hóa. Điều này sẽ làm tăng lượng mỡ trong máu.
Các loại hạt tốt cho người bị máu nhiễm mỡ |
Lượng mỡ tích tụ lâu ngày gây ra các biến chứng nguy hiểm ở gan, tim, thận… Cuối cùng hình thành các mảng xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.
Theo BS.CKI Dương Ngọc Vân, nếu thực đơn hàng ngày cho người máu nhiễm mỡ được điều chỉnh lại một cách khoa học thì nguy cơ phải chịu các biến chứng từ bệnh cũng sẽ giảm đi rất nhiều.
BS.CKI Dương Ngọc Vân cũng khuyến cáo, không nên tiêu thụ các sản phẩm dư thừa chất béo no. Vì chất béo no có trong nhiều loại thực phẩm cũng là một yếu tố dẫn tới tình trạng tắc nghẽn động mạch. Chúng thường tồn tại trong mỡ và nội tạng động vật. Có khi còn được tìm thấy trong các loại sữa. Do đó, khi uống sữa người bệnh nên chọn loại hàm lượng chất béo thấp (chỉ từ 1 - 2%).
Ngoài ra bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ không nên ăn tối quá muộn. Thông thường buổi tối sẽ tiêu hao rất ít năng lượng cho nên nếu bệnh nhân máu nhiễm mỡ ăn tối quá muộn sẽ khiến ứ đọng cholesterol dễ gây xơ vữa động mạch. Đồng thời, người bệnh cũng cần tránh xa các loại đồ uống có cồn, bia, rượu, thuốc lá.
Cùng quan điểm với BS.CKI Dương Ngọc Vân, các chuyên gia dinh dưỡng cũng gợi ý những món ăn người bị máu nhiễm mỡ nên kiêng, đó là: Đồ ăn được chế biến sẵn, như xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói, thịt hộp giàu chất béo đã bị chuyển hóa và có hàm lượng triglyceride cao vô cùng có hại cho sức khỏe của người bệnh;
Sản phẩm làm từ thịt béo: Các loại thịt đỏ, mỡ lợn, da gia cầm, bơ, nội tạng động vật... chứa rất nhiều cholesterol cũng như chất béo bão hòa. Món ăn được chế biến quá nhiều dầu mỡ: Các món nướng, chiên xào, rán gồm bánh nướng, bơ thực vật, bánh rán, khoai tây chiên...
Không nên lạm dụng đồ uống có cồn như bia rượu, chất kích thích, và người bệnh cũng nên tránh xa khói thuốc lá, thuốc lào.
Hạn chế việc sử dụng đường tinh luyện trong khi chế biến thức ăn hay khi tiêu thụ các sản phẩm có sẵn như bánh kẹo hoặc nước ngọt công nghiệp, nước ngọt có gas...
Các món ăn trong thực đơn hàng ngày cho người máu nhiễm mỡ
Tăng cường bổ sung hoa quả tươi có chứa nhiều Pectin. Pectin là một loại chất xơ hòa tan có công dụng giảm thiểu mỡ máu hiệu quả. Chất xơ này chứa nhiều trong các loại trái cây như nho, táo, dâu tây...
Trà xanh cũng có nhiều tác dụng để giảm mỡ máu |
Nên sử dụng một số loại ngũ cốc nguyên hạt trong thực phẩm. Ngũ cốc nguyên hạt chính là các loại hạt chỉ được loại bỏ lớp vỏ trấu bao bọc bên ngoài, giữ lại nguyên vẹn phần nhân bên trong.
Một số loại ngũ cốc nguyên hạt có giá trị như: Hạt hạnh nhân có chứa lượng lớn chất béo không bão hòa; các khoáng chất và vitamin có tác dụng giảm cholesterol xấu. Ngoài ra hạnh nhân còn kiểm soát tốt tình trạng rối loạn lipid máu.
Đặc biệt, hạt hạnh nhân có chứa chất chống oxy hóa Flavonoid hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Và cũng có vai trò ngăn hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
Theo nghiên cứu từ Đại học Australia, mỗi ngày ăn 30 hạt hạnh nhân (khoảng 30g) hỗ trợ giảm cân cho người béo phì.
Hạnh nhân có thể sử dụng để trộn salad; trộn với sữa chua không đường cho bữa ăn nhẹ hoặc ăn cùng ức gà.
Hạt lạc (đậu phộng): Trong lạc chứa hàm lượng sterol thực vật là “kẻ thù” của cholesterol. Lạc giảm thiểu cholesterol dung nạp và không cho cơ thể hấp thụ. Mặc dù lạc chứa tới 48% chất béo nhưng đa phần là axit béo không bão hòa. Thực phẩm này giúp người có nguy cơ mắc bệnh tim và bệnh mạch vành giảm bớt cholesterol, sau đó phân giải thành chất thải bài tiết ra bên ngoài.
Rau cần tây: Một số chiết xuất trong cần tây như magnesium; butylphathalide; pthalides; sắt… giúp kích thích tiết dịch mật tăng cường độ hoạt động để đào thải mỡ máu ra bên ngoài. Trong y học cổ truyền, cần tây có vị ngọt đắng; mát; tác dụng dưỡng huyết mạch tốt; thanh nhiệt; hạ hỏa. Cần tây điều trị tốt cho bệnh tiểu đường và giảm bớt các triệu chứng bệnh huyết áp.
Theo Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ, cần tây là thực phẩm chứa hàm lượng calo rất thấp và rất ít (hầu như không có) chất béo, cholesterol. Nhưng cần tây lại chứa hầu hết các thành phần dinh dưỡng: Carbohydrate; Protein; Vitamin (A, B, C, E, K…); khoáng chất và giàu chất xơ.
Nước ép cần tây là thức uống dễ thực hiện, uống thường xuyên trong khoảng 1 tháng sẽ thấy lượng mỡ trong máu giảm xuống rõ rệt, cải thiện tình trạng thiếu máu.
Mướp đắng (khổ qua): Y học đã chứng minh mướp đắng là “kẻ thù của chất béo” vì khả năng phân hủy mỡ thừa, giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu về mức an toàn. Mặt khác, mướp đắng cũng là một loại món ăn rất dễ chế biến với hàm lượng vitamin C, glycoside ngăn ngừa đáng kể nguy cơ mắc các bệnh như xơ vữa động mạch, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp… Mướp đắng có vị đắng, tính hàn nên thường dùng để hạ nhiệt, giải độc, làm mát gan và giải khát rất tốt.
Trà xanh: Có nhiều cách sử dụng trà xanh để giảm mỡ máu như uống trực tiếp, các sản phẩm chiết xuất từ lá trà xanh… Uống một lượng trà xanh khoảng 3 - 5 tách trà mỗi ngày sau khi ăn no sẽ gây gián đoạn tổng hợp cholesterol xấu ở gan và tăng cường loại bỏ lượng cholesterol ra khỏi máu.