Những giải pháp chống dịch COVID-19 khi mở cửa du lịch từ 15/3
Xã hội 12/03/2022 17:22 Theo dõi Congthuong.vn trên
Thay đổi quan điểm về phòng dịch
Giải thích về lý do có thể mở cửa du lịch hoàn toàn từ 15/3, PGS TS Trần Đắc Phu cho rằng phải có sự thống nhất lại về đường lây truyền. Theo đó, dịch COVID-19 vẫn là lây theo giọt bắn, theo tiếp xúc gần, không thể nói virus bay từ nhà này sang nhà khác. Đây là căn cứ để xác định lây bệnh.
![]() |
Đón khách quốc tế tại Khánh Hòa trong giai đoạn thí điểm vừa qua. |
“Về thời gian ủ bệnh từ 2-7 ngày, phổ biến 4-5 ngày, nhưng có thể kéo dài tới 14 ngày. Thời điểm phát hiện bằng xét nghiệm RT-PCR mẫu dịch họng, khoảng 2-3 ngày trước khi khởi phát. Sẽ thường xuyên xuất hiện các biến chủng đáng quan ngại (VOC) gồm Alpha, Beta, Gamma, Delta, Omicron. Mọi người đều có thể bị nhiễm SARS-CoV-2. Tỷ lệ mắc bệnh không có triệu chứng cao khoảng 60% - 80%. Do đó, thời gian cách ly có thể rút ngắn lại”, PGS TS Trần Đắc Phu nhận định.
Đặc biệt phân tích về chủng Omicron lây lan nhanh nên đã lan ra hầu hết các nước, triệu chứng nhẹ nên có thể gây quá tải hệ thống y tế. “Do đó, với dịch COVID-19 thời điểm này, chúng ta có quan điểm không cản được dịch bệnh mà chỉ có thể làm cho sự lây lan chậm lại để không quá tải hệ thống y tế và sớm đạt miễn dịch cộng đồng từ từ. Chúng ta không lạm dụng đánh giá về F1 và xét nghiệm. Trong du lịch cũng thế, quy định về F1 về thời gian tiếp xúc phải đúng. Không chỉ mới đi lướt qua, chào nhau 1-2 câu cũng coi là F1. Khi xác định F0 thì cách ly cả tầng chung cư và cả phố như trước”, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề thông báo ca bệnh hằng ngày, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng: Chúng ta có thể không công bố số ca nhiễm hàng ngày nhưng vẫn phải có sự đánh giá, dự báo, thậm chí phân tích điểm có tính đại diện trong chuyên môn của ngành y để nhận định tình hình bệnh phát triển mức độ như thế nào. Thực tế, số ca mắc COVID-19 của cả nước đến thời điểm này ghi nhận trên 4 triệu, chủ yếu trong nước, 63/63 tỉnh/thành phố có dịch.
“Các ca nhiễm mới chủ yếu là từ trong nước nên mở cửa du lịch sẽ lưu ý đến các chủng mới từ nước ngoài vào. Do đó, khi xuất hiện chủng mới phải có đánh giá cụ thể để dự phòng”, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết.
Bên cạnh đó, dù dịch xảy ra trên phạm vi cả nước ở tất cả tình thành nhưng nguy cơ dịch, tỷ lệ mắc và tử vong và tỷ lệ tiêm khác nhau. Do đó có thể căn cứ để mở cửa du lịch khép kín theo từng địa phương. “Do đó, thời điểm này có thể nới lỏng nhưng không buông lỏng. Chúng ta mở cửa an toàn, có mở cửa mới có khách du lịch. Nới lỏng toàn bộ nhưng phải có dự phòng đồng bộ”, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết.
Có sự đánh giá lợi ích và rủi ro
Khi mở cửa du lịch, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết, người nhập cảnh cần được tạo điều kiện thuận lợi. Hiện Bộ Y tế đang đề xuất có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 24 giờ không phải cách ly. Với F0, cách ly 7 ngày, nếu ngày thứ 7 xét nghiệm âm tính thì thôi cách ly. Bộ Y tế cũng đang đề xuất cho F0 là nhân viên y tế không triệu chứng đi làm tại cơ sở điều trị F0.
Riêng ngành du lịch, PGS.TS Trần Đắc Phu đánh giá, ngành du lịch có đặc điểm phức tạp vì liên quan tới nhiều nơi, nhiều tình huống, nhiều môi trường khác nhau (ngoài trời, phòng kín…). Đồng thời tiếp xúc nhiều nhóm người lạ khác nhau, liên quan tới nhiều ngành, nhiều đơn vị, nhiều địa phương.
Do đó, chính sách phòng bệnh đặc thù cũng cần áp dụng linh hoạt cho từng hoạt động. “Cần mở cửa đồng bộ nhưng phòng bệnh cũng phải đồng bộ. Chỉ đạo hướng dẫn đồng bộ nếu mỗi địa phương làm một kiểu du khách không biết thực hiện như thế nào. Bên cạnh đó, khuyến khích du lịch khép kín, theo nhóm”, nguyên Cục trưởng Cục Y tế khẳng định.
Đồng thời khẳng định phòng dịch 5K là cần thiết, nhưng cần linh hoạt, các K bổ trợ cho nhau. Ví dụ trong du lịch, 5K ở ngoài trời, tại bảo tàng và nhà hàng sẽ thực hiện khác nhau. Khẩu trang cần áp dụng tối đa có thể, khử khuẩn là quan trọng, khoảng cách tùy theo nhóm, theo đoàn, hạn chế tiếp xúc giữa các đoàn, các nhóm đồng thời khai báo y tế là vô cùng quan trọng để biết nguy cơ lây nhiễm ở đâu, giúp xử lý gọn.
Khi xuất hiện F0 thì bệnh tới đâu cách ly tới đó, không còn cách ly rộng. Không lạm dụng đánh giá F1, cách ly theo quy định. Cùng với đó, cần có hướng dẫn chung toàn ngành, toàn quốc, tránh mỗi nơi làm một kiểu, truyền thông phổ biến cho khách nắm được quy định, biên soạn cẩm nang, tờ rơi hướng dẫn.
Bên cạnh đó, ngành du lịch phải ứng dụng công nghệ thông tin để thông tin xuyên suốt giữa các tour, thông tin về ca bệnh, phòng dịch bệnh trong du lịch.
"Dĩ bất biến ứng vạn biến", tuỳ theo tình hình xử lý linh hoạt và nới lỏng nhưng vẫn dự phòng đồng bộ, có đánh giá rủi ro. Giữa lợi ích và rủi ro mà đánh giá tổng thể mà thấy lợi ích nhiều hơn thì thực hiện. Trên cơ sở khoa học và thực tiễn này để thống nhất cách làm thông thoáng hơn. Chúng ta cũng mạnh dạn mở cửa ngày 15/3 tới đây”, PGS TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.
Nhận xét về hoạt động du lịch gắn với an toàn, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, phòng bệnh trong du lịch sẽ phức tạp vì di chuyển nhiều nơi, nhiều môi trường tiếp xúc khác nhau, có cả nguy cơ cao và nguy cơ thấp. Vì vậy, trong giai đoạn này, du lịch khép kín, nhóm nhỏ được khuyến khích. Đặc biệt mỗi địa phương có diễn biến dịch khác nhau cần theo dõi. Những địa phương miền núi với mật độ dân số thấp có thể mạnh dạn mở cửa du lịch khép kín.
Ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành Tổng cục Du lịch, kỳ vọng với những điều kiện phòng dịch như PGS.TS Trần Đắc Phu đề cập, Bộ Y tế sẽ sớm có hướng dẫn để ngành du lịch áp dụng mở cửa lại đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả trong giai đoạn bình thường mới.
"Chúng tôi mong rằng với hiệu quả tiêm chủng, khách quốc tế và khách nội địa được đối xử như nhau. Mốc mở cửa du lịch hoàn toàn từ 15/3 cần sự vào cuộc đồng bộ của cơ quan trung ương, cộng đồng người làm du lịch. Từ hướng dẫn ngành chuyên môn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm ban hành hướng dẫn cụ thể phòng dịch trong du lịch", ông Nguyễn Quý Phương cho biết.
Trong khi đó, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch Việt Nam cho biết: Những quan điểm về phòng chống dịch trong bình thường mới cần cập nhật phổ biến tới các đơn vị du lịch. Nhất là quan điểm phòng dịch trong trạng thái bình thường mới để thống nhất hành động, không để tình trạng mỗi nơi một kiểu. Hiện nay quan điểm của Hiệp hội là đối xử với khách quốc tế như khách nội địa.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 2/12/2023: Hà Nội đêm và sáng có mưa, trời rét

Thời tiết hôm nay ngày 2/12/2023: Hà Nội thấp nhất 16 độ; Tây Nguyên đề phòng lốc, sét

Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cặp cửa khẩu Chi Ma - Ái Điểm

Nguồn vốn hỗ trợ: Chìa khóa cho phát triển xanh ở Đông Nam Á và Việt Nam

Công an tỉnh Kiên Giang hỗ trợ gần 200 triệu đồng cho Đại úy bị thương trong khi làm nhiệm vụ
Tin cùng chuyên mục

Bí quyết của người Pháp để thưởng thức bia ngon nhất

Quảng Ngãi: Chìm tàu cá, 11 ngư dân may mắn thoát nạn

Triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia, Đồng Tháp còn vướng mắc gì?

Tháng 12, không khí lạnh sẽ diễn biến ra sao?

Bà Rịa – Vũng Tàu: Cấm dạy thêm, học thêm đối với học sinh tiểu học

Khi cho trẻ uống vitamin A, cần lưu ý những gì?

Vùng 4 Hải quân bàn giao 14 ngư dân tàu cá Bình Định trôi dạt trên biển

Ẩn họa từ bánh kẹo không rõ nguồn gốc bán tràn lan ở cổng trường

“Chắp cánh ước mơ” cho các em học viên khuyết tật

16 tác phẩm được trao giải cuộc thi viết về bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2023

VCCI: Nên quản lý, vận hành đường cao tốc theo đầu ra

Bình Thuận: Đã lựa chọn nhà thầu thi công tuyến đường 149 tỷ đồng

Hà Nội: Kẹo hình con mắt bán tràn lan, liệu có đảm bảo an toàn thực phẩm?

Ngành bảo hiểm xã hội thúc đẩy kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu vì người dân, doanh nghiệp

Bỏ ăn sáng có tác hại gì?

Công an bác thông tin “kẹo ở cổng trường có ma túy”

Thời tiết hôm nay 1/12/2023: Bắc Bộ mưa rét; Trung Bộ khả năng lốc, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 1/12/2023: Có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 1/12/2023: Hà Nội có mưa nhỏ, trời chuyển rét
