Thứ sáu 22/11/2024 05:16

Những đối tượng cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc được miễn phạt tiền lao động?

Lao động Việt Nam đang cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, nếu tự nguyện về nước từ ngày 30/9 - 30/11/2024 sẽ miễn phạt tiền, miễn hạn chế nhập cảnh vào nước này.

Mới đây, Bộ Tư pháp Hàn Quốcthông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.

Thị trường lao động Hàn Quốc có thu nhập tốt. Ảnh: duhochandanang.edu.vn

Theo chính sách này, người lao động nước ngoài đang cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước từ ngày 30/9/2024 đến hết ngày 30/11/2024 sẽ được miễn phạt tiền và miễn hạn chế nhập cảnh vào Hàn Quốc (mức phạt tối đa 20 triệu Won và cấm nhập cảnh Hàn Quốc trong vòng 5 năm).

Chính sách này không áp dụng đối với người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp sau ngày 30/9/2024, người nhập cư bất hợp pháp, người sử dụng hộ chiếu hoặc giấy thông hành giả, người phạm tội, người không thực hiện lệnh xuất cảnh…

Hàn Quốc là thị trường lao động có thu nhập tốt. Đây cũng là một trong những thị trường xuất khẩu lao động trọng điểm của Việt Nam. Năm 2024, Hàn Quốc dự kiến tiếp nhận 165.000 lao động nước ngoài sang làm việc. Trong đó, nước này có nhu cầu tuyển hơn 16.000 lao động Việt Nam, ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực.

Thực trạng thiếu lao động ở Hàn Quốc xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể đến là tình trạng già hóa dân số; lao động bản địa từ chối làm việc trong các ngành lao động chân tay, lao động nặng nhọc hoặc lao động nông nghiệp…

Trước thực trạng thiếu lao động nghiêm trọng ở trong nước, Chính phủ Hàn Quốc thời gian gần đây đã nỗ lực triển khai nhiều chính sách để thu hút lao động nước ngoài nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế.

Từ ngày 1/1/2025, Hàn Quốc cũng sẽ áp dụng mức lương tối thiểu trong năm 2025 (tăng 1,7% so với mức lương tối thiểu năm 2024). Cụ thể mức lương tối thiểu tính theo giờ là 10.030 won; mức lương tối thiểu tính theo tháng: Người lao động làm việc 40 giờ/tuần, 209 giờ lao động tiêu chuẩn (mỗi ngày làm việc 8 giờ) là 2.096.270 won. Phạm vi áp dụng đồng nhất trong tất cả doanh nghiệp không phân biệt loại hình doanh nghiệp tại Hàn Quốc. Theo đó, lao động Việt Nam tại Hàn Quốc cũng được tăng lương.

Bên cạnh việc gia tăng các khoản phúc lợi, quốc gia này cũng sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan liên quan tăng cường công tác truy bắt và xử lý nghiêm người nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc.

Những năm gần đây, số lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc hết hạn hợp đồng không về nước giảm dần theo lộ trình đã thống nhất giữa hai nước.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường Hàn Quốc

Tin cùng chuyên mục

Đoàn công tác Bộ Công Thương dâng hương tri ân các anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Quảng Trị

Cục Phòng vệ thương mại khánh thành ‘Lớp học hạnh phúc’ tại Điện Biên

Tích hợp VNeID lên iHanoi - Điểm nhấn mới trong triển khai Đề án 06/CP

Bộ Giao thông vận tải đề xuất sửa quy định danh mục hàng hóa có khả năng gây mất an toàn

Hải quân Việt Nam – Thái Lan tuần tra chung lần thứ 50

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tuyên truyền về kinh tế tập thể, hợp tác xã

Vì sao đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng?

Quân khu 9 thực hành diễn tập bắn đạn thật

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Nạn đánh bắt chim trời diễn ra tràn lan ở Hà Tĩnh

Hà Nội: Khẩn cấp chống sạt lở mái đê hữu Đáy ở Quốc Oai

Bắc Giang: Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu về đảm bảo an toàn thực phẩm

Thừa Thiên Huế: Xe chở rác tông lan can cầu treo, hai người mất tích

Truyền thông góp phần thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững

Thuốc lá: Kẻ thù không đội trời chung của làn da

Nhân sự 20/11: Bộ Chính trị bổ nhiệm nhân sự; Bộ Công an bổ nhiệm hai lãnh đạo tại tỉnh Bình Dương

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/11/2024: Có mưa rào và dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 21/11/2024: Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi cục bộ có mưa to

Aspire Hub hướng tới hỗ trợ học sinh trường quốc tế và trường song ngữ tại Việt Nam