Thứ năm 28/11/2024 03:48

Những chuyến xe buýt mang thông điệp “lạ mà quen”

Nhiều người dân bất ngờ trước những thông tin giúp nâng cao nhận thức về vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) được in trên xe buýt tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh...

Bất ngờ về vi khuẩn HP

Theo ghi nhận của phóng viên, thời gian gần đây, nhiều tuyến đường ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An… xuất hiện các chuyến xe buýt mang những thông điệp gây chú ý như: “70% người Việt bị nhiễm vi khuẩn HP - nguyên nhân gây ung thư dạ dày" hoặc "80% ca ung thư dạ dày liên quan đến vi khuẩn HP". Những tưởng đây là thông tin “lạ” nhưng trên thực tế, HP là loại vi khuẩn khá phổ biến tại Việt Nam và “quen mặt” với những người mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa.

Thông điệp về bệnh lý dạ dày trên xe buýt được nhiều người chú ý. Ảnh: Hiếu Ngân.

Không giấu được sự bất ngờ khi đọc được các thông tin này trên một tuyến xe buýt đường Nguyễn Thị Minh Khai, anh Trần Hoàng Quân (Quận 4, TP. Hồ Chí Minh) cho biết: “Mình chẳng còn lạ gì với vi khuẩn HP nhưng không nghĩ là nó có những biến chứng nguy hiểm đến vậy. Ban đầu đọc lướt qua, còn tưởng họ in nhầm số, lúc tìm hiểu lại thì thấy trước đây nhiều chuyên gia y tế đã cảnh báo thông tin đó rồi mà mình không để ý. Nhiều bạn bè cũng đang bị HP, một số người chuyển thành viêm loét dạ dày. Không biết mình hay ăn uống chung vậy có bị nhiễm HP không”.

Tương tự, chị Hồ Thúy Lan (Thanh Trì, Hà Nội) tỏ ra khá ngạc nhiên khi biết được những sự thật về vi khuẩn HP: “Tôi nghe bảo vi khuẩn này phổ biến lắm nhưng không biết mình có bị không vì tôi chưa từng đi xét nghiệm. Thỉnh thoảng vài tuần lại gặp cơn đau bụng ợ hơi, ợ chua… nhưng tôi nghĩ là do thức ăn khó tiêu thôi, rồi tự mua thuốc uống cũng đỡ. Lúc đọc được các thông tin về HP trên mấy tuyến xe buýt, tôi cũng hơi lo, chắc phải đi xét nghiệm sớm”.

Anh Quân, chị Lan không phải là những người duy nhất bất ngờ về những thực trạng này. Theo thông tin từ Bộ Y tế năm 2023, có đến 70% người Việt Nam nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (vi khuẩn HP). Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm loét dạ dày và tá tràng, về lâu dài sẽ khiến dạ dày bị xơ hóa, từ đó có thể dẫn đến nguy cơ ung thư dạ dày. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng liệt kê các chủng vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư dạ dày từ năm 1994.

Tham gia tầm soát miễn phí

Theo số liệu từ hãng bảo hiểm Manulife Việt Nam, trong ba năm trở lại đây, số lượng yêu cầu chi trả quyền lợi về bệnh lý đường tiêu hóa liên tục tăng. Năm 2021 có gần 26.000 khách hàng yêu cầu bồi thường quyền lợi về bệnh lý tiêu hóa, đến năm 2023 con số này là gần 44.000.

Trước thực trạng này, Manulife Việt Namđã phối hợp với Hội Thầy Thuốc trẻ Việt Nam triển khai chiến dịch cộng đồng “Sống Sạch - Sành - Xanh” nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về các bệnh lý đường tiêu hóa. Chiến dịch được tổ chức cho 2.000 người dân tại TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội với các hoạt động miễn phí như: Tầm soát vi khuẩn HP, khám sức khỏe (khám tổng quát, khám chuyên khoa: tiêu hóa, mắt, tai mũi họng, chụp X-quang, siêu âm, điện tim, kiểm tra đường huyết…), phát thuốc miễn phí theo đơn, tư vấn sức khỏe…

Người dân được khám bệnh và tầm soát vi khuẩn HP miễn phí trong chương trình “Sống Sạch – Sành - Xanh”. Ảnh: Thu Hà

Bà Tina Nguyễn, Tổng giám đốc Manulife Việt Nam cho biết, chiến dịch “Sống Sạch - Sành - Xanh” là hiện thực hóa cho cam kết của doanh nghiệp này trong việc đầu tư vào sức khỏe cộng đồng. “Đây là một trong những nỗ lực của chúng tôi góp phần giúp người dân có một cuộc sống chất lượng và khỏe mạnh hơn, giảm thiểu những gánh nặng về sức khỏe và tài chính” – Bà Tina Nguyễn nhấn mạnh.

Được biết, “Sống Sạch - Sành - Xanh” là một trong những sáng kiến thể hiện trách nhiệm cộng đồng của Manulife, và cũng là hoạt động thiết thực đánh dấu cột mốc 25 năm Công ty này có mặt tại Việt Nam. Với mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân về các bệnh lý đường tiêu hóa, chiến dịch đã triển khai chuỗi hoạt động đa dạng như: Xét nghiệm vi khuẩn HP, khám sức khỏe tổng quát, tổ chức các hội thảo trang bị kiến thức về các bệnh lý đường tiêu hóa cho người dân, tuyên truyền các thông tin về bệnh lý dạ dày trên các tuyến các phương tiện giao thông công cộng tại nhiều tỉnh, thành như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Phòng…

Người dân có thể đăng ký trực tuyến tại: https://www.manulife.com.vn/vi/tot-hon-moi-ngay/hieu-ve-HP.html để được xét nghiệm HP và khám sức khỏe miễn phí. Thông tin chi tiết về chương trình có thể xem tại website của doanh nghiệp.

Bùi Huyền
Bài viết cùng chủ đề: bảo hiểm nhân thọ

Tin cùng chuyên mục

Gần hai thập kỷ Bảo hiểm Vietinbank đồng hành cùng khách hàng 'sống trọn hành trình rực rỡ'

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Từ 1/7/2025: Hai nhóm người cao tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Quy định hưởng lương hưu đối với lao động nam và lao động nữ từ ngày 1/7/2025

Quy định mới về hưởng lương hưu của Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Người dân có thể theo dõi kết quả đóng bảo hiểm y tế ở kênh thông tin nào?

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Quy định mới về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025

Rút bảo hiểm xã hội một lần giảm: Niềm tin của người lao động với chính sách được nâng cao

Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng Quốc dân NCB ký kết thỏa thuận hợp tác

Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Người cao tuổi đủ 65 đến dưới 75 tuổi sẽ được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế ?

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sắp trao giải thưởng công nhận ‘Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh’

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế

Nhóm đối tượng nào được đề xuất hỗ trợ 70% mức đóng bảo hiểm y tế?

Từ 1/7/2025: Người không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí

Việt Nam trở thành điểm đến quan trọng trong lĩnh vực Bảo hiểm Bảo lãnh và Tín dụng

Bổ sung quy định xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 1/7/2025

Đề xuất doanh nghiệp được tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất 6 tháng để phục hồi sản xuất