Thứ năm 24/04/2025 02:47

Những bài thuốc hiệu nghiệm từ cây hoa sữa

Cây hoa sữa phát triển nhanh, ít sâu bệnh, cho bóng mát quanh năm. Hoa sữa có mùi thơm dịu nếu trồng với mật độ vừa phải và nồng nặc khi trồng với mật độ cao.

Cây hoa sữa là loại cây gắn với nhiều hình ảnh thơ ca Việt Nam. Nhưng mỗi khi vào mùa, hoa sữa nở nhiều tạo hương thơm nồng nặc khiến nhiều người khó chịu, nhưng hầu hết chúng ta không biết rằng chúng chính là vị thuốc hữu ích.

Hoa sữa có mùi thơm dịu nếu trồng với mật độ vừa phải và nồng nặc khi trồng với mật độ cao

Hoa sữa còn có tên là mùa cua, mò cua, mồng cua. Dân gian gọi là hoa sữa bởi khi nhựa của chúng chảy ra trắng đặc như sữa. Theo y học cổ truyền thì vỏ cây sữa vị đắng, tính lạnh, có tính năng thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, binh suyễn, chỉ khát, triệt ngược (sốt rét muỗi truyền) phát hãn, kiện vị. Cây hoa sữa phát triển ở nhiều nước như Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Philippin...

Tất cả bộ phận vỏ thân, lá hoa sữa đều có thể làm thuốc. Chiết xuất của cây hoa sữa giàu các thành phần là alkaloids, steroids… Đặc biệt, vỏ cây có các alkaloid như ditamine, echitenine và echitamine và được sử dụng như một thuốc có tác dụng kháng khuẩn, điều trị sốt rét như thuốc thay thế cho thuốc trị sốt rét Quinine.

Uống nước sắc từ vỏ cây hoa sữa còn giúp cầm tiêu chảy, trị rối loạn tiêu hóa, hạ sốt và điều hòa kinh nguyệt. Nước sắc lá cây thì lại được dùng để trị bệnh beribri, một loại bệnh viêm đa dây thần kinh do thiếu vitamin B1. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây hoa sữa:

Cây hoa sữa trị nóng trong người, ăn kém, gầy yếu: Dùng vỏ cây sữa phơi khô hoặc sấy khô tán mịn thành bột. Cách dùng là: ngày uống 1 - 3g bột, uống với nước nóng hoặc sắc. Công dụng giúp hạ nhiệt cơ thể, giải nóng trong giúp ăn ngon hơn, tăng cân. Những người gầy yếu da hay bị nóng có thể dùng bài này. Vỏ hoa sữa thu hoạch vào mùa xuân lúc cây chưa ra hoa sẽ nhiều hoạt chất hơn khi cây đang có hoa.

Rượu vỏ cây sữa giúp nâng cao sức khỏe: Dùng vỏ cây sữa tán nhỏ 75g. Rượu 30 - 35o lượng 500ml. Ngâm 7 ngày lọc lấy nước trong rồi thêm rượu vào cho đủ 500ml. Ngày uống 40ml chia 2 lần, trước 2 bữa ăn chính.

Cao lỏng vỏ cây sữa trị bệnh: Ngâm bột vỏ sữa với cồn 60o trong 7 ngày. Thỉnh thoảng lắc lọc và thêm cồn 60o cho bằng trọng lượng của vỏ, để cuối cùng cho 1kg vỏ sẽ được 1 lít cao lỏng. Mỗi ngày dùng 0,5 - 1,5g. Nhiều nhất chỉ uống mỗi lần 2g và mỗi ngày 6g giúp kháng khuẩn trị viêm.

Cây hoa sữa trị lớt loét đau răng: Dùng vỏ cây sữa sắc lấy nước đặc. Sau đó ngậm súc miệng trị đau răng, bôi vào chỗ mụn nhọt lở loét giúp giảm mụn nhọt nhanh hơn.

Cây hoa sữa trị nôn mửa, thiếu máu do hóa trị liệu: Dùng lá sữa 20g sao vàng sắc uống sẽ giúp giảm cơn nôn ói.

Lưu ý khi sử dụng cây hoa sữa điều trị bệnh

Hoa sữa có thể gây dị ứng cho một số trường hợp do đó nên tránh ngửi mùi hoa sữa khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh hen suyễn. Những người viêm xoang, trẻ nhỏ còn yếu cũng không nên tiếp xúc nhiều với hoa sữa.

Hà Trần
Bài viết cùng chủ đề: Hoa sữa

Tin cùng chuyên mục

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục Quản lý Dược 'mách nước' để không mua phải thuốc giả

Vietnam Beautycare Expo: Cơ hội vàng để ngành làm đẹp hội nhập

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Giả mạo Bộ Y tế tổ chức chương trình niềng răng

Bộ Y tế thông tin về đường dây sản xuất thuốc giả

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Đừng để tự công bố trở thành ‘con dao hai lưỡi'

Vinmec đạt chứng nhận Trung tâm xuất sắc của WAO

Dịch sởi trở lại: Đã có người lớn tử vong

Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể khiến gần 3,5 triệu người tử vong