Thứ năm 15/05/2025 15:12

Nhiều ngành công nghiệp sẽ bị “siết” định mức năng lượng

Trong năm 2015, Bộ Công Thương sẽ ban hành thông tư quy định tiêu chuẩn định mức tiêu thụ năng lượng cho một số ngành công nghiệp trọng điểm như sản xuất sắt thép, sản xuất giấy và bột giấy, nhựa và chất dẻo, đồ uống gồm rượu bia và nước giải khát và chế biến thực phẩm.

 - Sau khi có định mức tiêu thụ năng lượng này, Bộ Công Thương sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành lộ trình áp dụng bắt buộc các tiêu chuẩn định mức năng lượng cho các ngành sản xuất nói trên. Theo đó, nếu các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp này không đáp ứng tiêu chuẩn định mức tiêu thụ năng lượng sẽ bị phạt hoặc bị dừng hoạt động.

Đây là những thông tin được ông Trịnh Quốc Vũ, Vụ trưởng Vụ khoa học Công nghệ - Tiết kiệm năng lượng thuộc Bộ Công Thương cho biết qua trao đổi tại hội thảo bàn về khung pháp lý và cơ chế chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả do Tổng Cục Năng lượng thuộc Bộ Công Thương tổ chức ngày 25-6.

Theo ông Vũ, mục tiêu của việc đưa ra các tiêu chuẩn định mức năng lượng cho các ngành nói trên nhằm đưa ra các rào cản về kỹ thuật để ngăn chặn, loại bỏ các công nghệ, thiết bị lạc hậu được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu vào Việt Nam. Chẳng hạn máy móc có hiệu suất năng lượng dưới mức quy định sẽ không cho nhập khẩu. 

Theo ông Vũ, từ 2005 - 2010 tăng trưởng tiêu thụ năng lượng 11%/năm và thời gian gần đây có những năm cao điểm tăng trưởng tiêu thụ điện trên 17%/năm. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ điện của Việt Nam tiếp tục tăng cao.

Ông Vũ cho rằng tiêu thụ điện tăng cao có thể dẫn đến mất cân bằng cung – cầu trong tương lai. Sau 2016 trở đi Việt Nam sẽ không còn cân bằng được giữa cung và cầu năng lượng, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu than cho các nhà máy điện than, nhập khẩu cả khí để đảm bảo nhu cầu năng lượng quốc gia.

Theo các chuyên gia năng lượng, ngành thép hiện nay cũng đang được xem là ngành "ngốn" nhiều điện nhất. Việt Nam hiện có 65 dự án sản xuất gang thép có công suất 100.000 tấn/năm trở lên. Mặc dù các nhà máy thép mới chạy xấp xỉ 50% công suất thiết kế nhưng hàng năm tiêu thụ khoảng 3,5 tỉ kWh điện. Tính chung cả ngành thép mỗi năm tiêu thụ 5,26% tổng lượng điện cả nước.

Nhiều lò luyện phôi thép sử dụng năng lượng lớn, công nghệ luyện phôi thép chủ yếu là lò điện, công suất thấp, lạc hậu nên suất tiêu hao năng lượng còn cao.

Theo Kinh Tế Sài Gòn

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình: Từ nông thôn mới đến trung tâm công nghiệp hỗ trợ -Bước chuyển mình chiến lược của một vùng đất di sản

Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập