Nhiều dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 cao nhất chỉ ở mức 6%

Chuyên gia kinh tế, các tổ chức quốc tế đều dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm nay cao nhất chỉ ở mức 6% - đồng nghĩa với việc sẽ khó để đạt mục tiêu 6,5%.
Chủ tịch WEF: Việt Nam là điểm sáng của tăng trưởng kinh tế Năng lực số của công dân: Nền tảng quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Chọn kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2024

Phát biểu tại phiên toàn thể của Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 chiều 19/9, TS. Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV đề cập về tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam từ năm 2020 đến nay.

TS.Cấn Văn Lực phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023
TS.Cấn Văn Lực phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023

Ông Lực nhìn nhận, nền kinh tế nước ta cũng phải đối mặt với một số khó khăn, thách thức và hạn chế, trong đó rủi ro và thách thức từ bối cảnh quốc tế vẫn hiện hữu và có thể kéo dài; hoạt động thương mại quốc tế còn khó khăn, còn giảm dù mức giảm đã chậm lại…

Trong 8 tháng đầu năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản luôn là bệ đỡ của nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam.

“Khu vực dịch vụ duy trì đà tăng (dù chậm hơn) và là động lực tăng trưởng quan trọng trong bối cảnh khu vực công nghiệp và xây dựng còn khó khăn. Khu vực công nghiệp và xây dựng gặp nhiều khó khăn từ quý III/2022 nhưng đã có nhiều tín hiệu phục hồi từ cuối quý II/2023” - ông Lực chỉ ra.

TS. Cấn Văn Lực cho biết, tăng trưởng GDP năm 2023 dự báo theo kịch bản cơ sở là 5,2 - 5,5%. Với kịch bản tiêu cực là kinh tế thế giới suy thoái nặng hơn, tận dụng được ít các cơ hội từ các động lực tăng trưởng mới, tăng trưởng dự báo là 4,4 - 4,5%.

Tuy nhiên, với kịch bản tích cực là kinh tế thế giới sớm phục hồi và khai thác được các động lực tăng trưởng mới, như chuyển đổi số, đẩy mạnh liên kết vùng với việc thúc đẩy 2 động lực chính là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng có thể đạt 5,5-6%.

Đối với năm 2024 và 2025, theo kịch bản cơ sở, dự báo tình hình kinh tế thế giới từng bước phục hồi, lạm phát được kiếm chế và dần về mức dưới 3% năm 2025, khi đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo đạt khoảng 6% năm 2024 và 6,5% năm 2025.

Trong thời gian tới, cơ hội và thách thức đan xen, vì vậy, ông Lực cho rằng, muốn lấy lại đà phát triển nhanh và bền vững đòi hỏi Quốc hội và Chính phủ cần thực hiện nhiều chính sách, giải pháp vừa đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao khả năng chống chịu, củng cố các động lực tăng trưởng truyền thống vừa tạo không gian đủ rộng để khai thác hiệu quả các mô hình, động lực tăng trưởng mới, cho cả trước mắt và lâu dài.

Để khơi thông nguồn lực kinh tế, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng BIDV kiến nghị cần thực thi tốt những cơ chế, chính sách để tận dụng và thúc đẩy những động lực phát triển hiện hữu (đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu).

Theo ông Lực, cần hoàn thiện thể chế cho các động lực tăng trưởng mới (kinh tế số, kinh tế xanh, tăng trưởng xanh...) vừa qua đã chậm, lãng phí nguồn lực. Ngoài ra, chính sách đưa ra cũng cần hướng tới hỗ trợ kinh tế tư nhân phát triển, tăng liên kết vùng ở khía cạnh cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ và lao động.

TS. Cấn Văn Lực cũng nhấn mạnh việc nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách tập trung vào nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu và đẩy mạnh thương mại dịch vụ.

Cũng phát biểu tại Diễn đàn, ông Alexander Bohmer - Trưởng Ban Hợp tác và Quan hệ toàn cầu, Khu vực Nam Á và Đông Nam Á, Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tại Pháp, cho biết OECD có 38 thành viên trên toàn cầu.

Đông Nam Á là khu vực có sự phát triển năng động, có tầm ảnh hưởng lớn, trọng tâm của báo cáo của OECD đã đưa ra những dự báo tăng trưởng của khu vực này, trong đó ASEAN có mức tăng trưởng đạt 5,6% trong năm 2022. Dự báo mức tăng trưởng chung đạt 4,2% vào năm 2023 và tăng lên 4,7% vào năm 2024.

OECD dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm nay dự báo gặp khó khăn nên hạ dự báo GDP xuống 4,9%, dự kiến tăng lên 5,9% vào năm 2024.

Vài tháng trước, các tổ chức quốc tế cũng đều điều chỉnh dự báo tăng trưởng Việt Nam năm nay. Như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hạ dự báo GDP Việt Nam năm 2023 xuống 5,8% từ mức 6,5% đưa ra trước đó.

Tương tự, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng UOB cũng đều hạ tăng trưởng Việt Nam năm nay 0,8-1,1% so với dự báo hồi đầu năm, lần lượt 4,7% và 5,2% do những áp lực lớn từ tổng cầu bên ngoài giảm mạnh, tác động đến xuất khẩu.

Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ ra, kinh tế 6 tháng đầu năm nay tăng 3,72% - thấp nhất trong 12 năm trở lại đây. Để đạt mục tiêu GDP tăng 6,5% năm nay, hai quý còn lại tăng trưởng phải đạt khoảng 9%.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hyosung mong muốn được đầu tư nhà máy sản xuất máy ATM made in Việt Nam

Tập đoàn Hyosung mong muốn được đầu tư nhà máy sản xuất máy ATM made in Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục phát huy vai trò, vị thế, uy tín thương hiệu Trường Sơn

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục phát huy vai trò, vị thế, uy tín thương hiệu Trường Sơn

Tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới lên đến 260 tỷ USD

Tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai trên thế giới lên đến 260 tỷ USD

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đội ngũ doanh nhân

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương: Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến đội ngũ doanh nhân

Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều nội dung quan trọng

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân thời kỳ mới

Đảng bộ Bộ Công Thương tổ chức quán triệt Nghị quyết số 41-NQ/TW về doanh nhân thời kỳ mới

Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Thủ tướng: Mong muốn các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam trở thành đối tác của Samsung

Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Kiên quyết không để thiếu điện trong thời gian cao điểm nắng nóng

Kỳ vọng từ phiên điều trần của Mỹ xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam

Kỳ vọng từ phiên điều trần của Mỹ xét công nhận kinh tế thị trường cho Việt Nam

Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Việt Nam chưa nhận đủ thông tin để đánh giá toàn diện tác động của kênh đào Funan Techo

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội

Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh"

Chính phủ kiên định "5 quyết tâm", "5 bảo đảm", "5 đẩy mạnh"

Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Thủ tướng: Không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng đơn thuần

Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Rà soát, đánh giá việc triển khai các dự án trọng điểm vùng Đồng bằng sông Hồng

Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Quảng Ninh 7 năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số PCI

Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Truyền cảm hứng yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới từ Chiến thắng Điện Biên Phủ

Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Việt Nam - Trung Quốc: Thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện

Thủ tướng: Các nhà thầu

Thủ tướng: Các nhà thầu ''đã nói phải làm, cam kết phải thực hiện'', đảm bảo dự án đúng tiến độ

Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Phó Thủ tướng yêu cầu Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Vì sao ông Lê Thanh Hải, Nguyên Bí thư TP. Hồ Chí Minh bị đề nghị kỷ luật?

Xem thêm