Thứ bảy 23/11/2024 08:58

Nhiệt điện Hải Phòng- Hành trình trên vùng đất khó

Sau 10 năm chính thức phát điện thương mại, tính đến hết ngày 30/6/2021, tổng sản lượng điện mà Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (NĐHP) đã phát lên lưới điện quốc gia đạt gần 62 tỷ kWh, góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cũng như phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Đổi thay vùng đất khó

Nhà máy nhiệt điện Hải Phòng được đầu tư xây dựng bên bờ sông Bạch Đằng thuộc địa phận xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên, TP. Hải Phòng do Công ty Cổ phần NĐHP, thuộc Tổng công ty Phát điện 2 (EVNGENCO 2) đầu tư, quản lý và vận hành. Trước kia nơi đây là bãi bồi ven sông, đất bị nhiễm phèn chỉ lau sậy, sú vẹt mới có thể sinh trưởng được. Từ khi Nhà máy NĐHP được đầu tư, xây dựng và đi vào hoạt động, vùng đất nơi đây đã đổi thay, lau, sậy nhường chỗ cho những cánh đồng muối và những khu đô thị mới đã từng bước dần được hình thành. Nhờ đó ước mơ có cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân nơi đây đã dần trở thành hiện thực.

Toàn cảnh nhà máy nhìn từ bờ bên kia của sông Bạch Đằng

Theo ông Dương Sơn Bá - Tổng giám đốc NĐHP - cho biết: Năm 2005, Nhà máy NĐHP 1 được xây dựng và đi vào hoạt động vào năm 2011; đến năm 2014, Nhà máy NĐHP 2 tiếp tục được hoàn thành và cùng hòa vào lưới điện Quốc gia. Sau 10 năm chính thức phát điện thương mại, NĐHP đã cung cấp lên lưới điện quốc gia gần 62 tỷ kWh, kịp thời đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng. Đặc biệt dự án đã đem lại sự đổi thay cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương và nhất là người dân nơi nhà máy xây dựng.

Theo đó, công ty luôn tự giác thực hiện trách nhiệm đối với xã hội, địa phương và người lao động. Thông qua các hoạt động như: bảo vệ môi trường; đóng góp vào các hoạt động từ thiện nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa... với số tiền lên đến hàng tỷ đồng mỗi năm. Đồng thời, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho CBCNV và người lao động. Hiện mức thu nhập trung bình của công ty đạt 15 triệu/người/tháng; các chế độ, chính sách được chi trả đầy đủ...

Trải qua 10 năm vận hành và phát triển, với phương châm: Đoàn kết, chỉ đạo quyết liệt, kỷ cương - kỷ luật; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, đến nay đội ngũ cán bộ kỹ thuật của NĐHP đã bảo đảm vận hành an toàn, hiệu quả. Ban lãnh đạo công ty thường xuyên đưa ra những biện pháp nhằm đổi mới, nâng cao năng suất lao động nhằm tối ưu hóa chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường điện.

Đạt hiệu quả cao trên thị trường điện

Năm 2020, NĐHP được EVNGENCO 2 giao kế hoạch sản lượng 8.150 triệu kWh, chỉ tiêu rất cao so với thiết kế là 7.200 triệu kWh trong khi dịch Covid-19 đã tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội, nhiều doanh nghiệp đã phải dừng hoặc sản xuất cầm chừng. Để vượt qua những khó khăn, thách thức này nhiều giải pháp đã được Ban lãnh đạo công ty triển khai quyết liệt.

Cảng tiếp nhận than của Nhiệt điện Hải Phòng

“Do công tác bảo dưỡng, sửa chữa được hoàn thành đúng kế hoạch, công tác dự báo và chào giá trên thị trường đã bám sát tình hình thời tiết, diễn biến của thị trường nên trong những tháng mùa khô, các tổ máy đã có độ khả dụng cao trong khi nhu cầu huy động của hệ thống tăng, tận dụng được thời điểm giá thị trường tốt cùng với đó các tổ máy đã được khai thác tối đa công suất phát nhờ vậy doanh thu và lợi nhuận của năm 2020 đạt và vượt so với kế hoạch đề ra”, ông Dương Sơn Bá chia sẻ.

Do có sự quản trị tốt, tiết kiệm chi phí, đội ngũ làm công tác thị trường điện có trình độ và khả năng phân tích thị trường cao nên sản lượng điện chào giá trên thị trường được giá cao nên lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 163% kế hoạch. Nộp ngân sách Nhà nước khoảng 567 tỷ đồng. Đây là mức lợi nhuận kỷ lục của NĐHP kể từ khi thành lập, nhờ đó tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2021, các cổ đông đã thông qua tỷ lệ cổ tức là 24,25% vốn điều lệ trong khi kế hoạch ban đầu là 10%.

Cũng theo ông Dương Sơn Bá, hiện đội ngũ cán bộ làm công tác thị trường điện của công ty đã ngày càng chuyên nghiệp hơn, nắm bắt thông tin và phân tích thị trường, chủ động xây dựng kịch bản chào giá để công tác vận hành, sửa chữa các tổ máy hợp lý đảm bảo đạt được 2 mục tiêu: Đảm bảo lợi nhuận và tăng doanh thu. Nhờ đó năm 2020, lợi nhuận từ thị trường điện chiếm 38,7% tổng lợi nhuận của công ty, điều này đã thể hiện việc tìm kiếm lợi nhuận từ thị trường điện hết sức hiệu quả trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.

NĐHP đảm bảo cung cấp điện an toàn và ổn định trong mùa nắng nóng trong bối cảnh dịch covid-19 đang bùng phát lần thứ 4

Năm 2021, NĐHP đặt kế hoạch tổng doanh thu gần 8.979 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế mục tiêu đạt 210 tỷ đồng, lần lượt giảm gần 18% và giảm 86% so với kết quả năm 2020. Trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 có nhiều diễn biến phức tạp nhất là trong những tháng đầu năm 2021, việc thực hiện giãn cách xã hội được nhiều địa phương triển khai, tình hình sản xuất của các doanh nghiệp đều suy giảm, để đảm mục tiêu kép là điều không hề dễ đối với NĐHP nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất nói chung.

Trước tình hình đó, NĐHP xác định mục tiêu trong năm 2021 là đảm bảo duy trì vận hành an toàn - kinh tế các tổ máy phát điện, đảm bảo sản xuất phải bù đắp các chi phí; nâng cao độ sẵn sàng của thiết bị trên cơ sở thực hiện tốt các chương trình sửa chữa, bảo dưỡng, trung tu, đại tu các tổ máy đúng hạn; xây dựng hoàn thiện các định mức tiêu hao, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật; thực hiện chuyển đổi số ưu tiên tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, nâng cao chất lượng bảo dưỡng thiết bị; phát triển bền vững thân thiện môi trường, tuân thủ các qui định của pháp luật về môi trường. Đảm bảo việc làm, thu nhập ổn định, sức khỏe và an toàn cho người lao động trong mùa dịch.

Thu Hường - Kim Tuyến
Bài viết cùng chủ đề: Thành phố Hải Phòng

Tin cùng chuyên mục

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ