Nguồn nhân lực chất lượng cao tác động thế nào đến phát triển ngành công nghiệp sau đại dịch?

Sự thiếu hụt nhân lực chất lượng cao sau dịch đang trở thành trở ngại lớn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế của nước ta.
Thương hiệu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành Công Thương: Đón đầu xu thế mới Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Kết nối nhà trường và doanh nghiệp

Thiếu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trở ngại lớn phát triển kinh tế

Trong những năm qua, thực hiện quan điểm và chủ trương của Đảng và Nhà nước công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực đã được chú trọng, quan tâm. Tuy nhiên, việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế.

Trước thềm Hội nghị phát triển lao động phục vụ phục hồi phát triển kinh tế- xã hội nhanh và bền vững, Báo Công Thương ghi nhận ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về những xu hướng của thị trường lao động Việt Nam trong giai đoạn tới cũng như giải pháp đào tạo nhân lực tại các trường đại học.

Nguồn nhân lực chất lượng cao tác động thế nào đến phát triển ngành công nghiệp sau đại dịch?
Sinh viên Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh trong giờ thực hành tại phòng thí nghiệm Nhà máy thông minh ứng dụng công nghiệp 4.0

Theo dữ liệu thống kê, tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 40% năm 2010 tăng lên khoảng 65% năm 2020. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo còn thấp, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, trong khi đó cạnh tranh quốc tế bằng lao động phổ thông, giá nhân công rẻ cho thấy không mang lại hiệu quả cao.

Sau đại dịch Covid-19, các lĩnh vực, ngành nghề đều phục hồi tăng trưởng ấn tượng, song cũng bộc lộ nỗi lo thiếu hụt nhân lực chất lượng cao. Đây cũng chính là trở ngại lớn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế của nước ta.

Đánh giá về công tác đào tạo nguồn nhân lực thời gian qua, PGS.TS Đàm Sao Mai - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh - cho rằng: Nước ta đang rất thiếu công nhân có kỹ năng lao động cao, thiếu những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực, nhất là đội ngũ chuyên gia trong các ngành kinh tế, kỹ thuật và công nhân lành nghề. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao đang trở thành trở ngại lớn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Xu hướng phát triển các ngành công nghiệp

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế của đất nước, PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn- Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh - cho biết: Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", do Ban chỉ đạo Trung ương đã xây dựng cho thấy xu hướng phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và phát triển nhân lực có kỹ năng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nguồn nhân lực chất lượng cao tác động thế nào đến phát triển ngành công nghiệp sau đại dịch?
PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn- Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh

Theo đó, tập trung phát triển công nghiệp nền tảng, thúc đẩy tự động hóa, số hóa và thông minh hóa các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế và đời sống xã hội thông qua ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ số và các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Đồng thời, thực hiện chuyển đổi số, đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực chính để phát triển kinh tế nhanh, bền vững và bao trùm. Cùng với đó, nâng cao năng lực tự chủ của nền kinh tế, đặc biệt là tự chủ về công nghệ và sản xuất; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hút, trọng dụng nhân tài, chuyên gia cả trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào thượng nguồn của các ngành công nghiệp ưu tiên, đặt biệt là các ngành điện tử, cơ khí chế tạo, dệt may - da giầy, hóa chất, công nghệ số. Đồng thời, nâng cao năng lực tự chủ về công nghệ và sản xuất công nghiệp. Ban hành các chính sách đột phá để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào đổi mới, hấp thụ và làm chủ công nghệ, nhất là các công nghệ lõi, công nghệ nguồn, công nghệ số, công nghệ vật liệu cơ bản…

Dự báo về xu hướng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế sau đại dịch, PGS.TS Đàm Sao Mai - cho rằng: Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có triển vọng phát triển lớn do Việt Nam có cơ hội tham gia ngày càng sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn công nghiệp đa quốc gia.

Mặt khác, trong bối cảnh chiến tranh thương mại Trung - Mỹ sẽ kéo dài, cùng với việc gia nhập hàng loạt hiệp định thương mại tự do trong thời gian qua, Việt Nam đã và đang là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong các dự án lắp ráp, sản xuất của các tập đoàn này. Do đó, Việt Nam cần nâng cấp trình độ sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa phù hợp với yêu cầu. Đồng thời nâng cao trình độ tri thức, để có thể thực hiện đổi mới sáng tạo để không chỉ tham gia gia công mà còn sáng tạo ra các sản phẩm riêng của mình trong một số lĩnh vực công nghiệp chủ lực, như: Sản xuất linh kiện điện tử, chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, đồ uống, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, công nghiệp điện…

Theo PGS.TS Đàm Sao Mai, công nghệ thông tin được coi là một trong những ngành có quyền lực bậc nhất, từ sản xuất, kinh doanh, giáo dục, y tế… Các hệ thống công nghệ thông minh là điều kiện để tối ưu hóa năng suất lao động, tiết giảm nhân lực lao động thủ công, chi phí sản xuất. Trong đó, phải kể đến các lĩnh vực như: Lập trình ứng dụng di động, phát triển và thiết kế website, an ninh mạng, bảo mật điện toán đám mây, tự động hóa, Internet kết nối vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), blockchain, thực tế ảo, big data.

Nguồn nhân lực chất lượng cao tác động thế nào đến phát triển ngành công nghiệp sau đại dịch?
PGS.TS Đàm Sao Mai - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh

Đặc biệt, cách mạng công nghiệp 4.0 lan rộng đã tạo ra một làn sóng mới tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống và trên mọi lĩnh vực. Trong đó, ngành viễn thông, một ngành kinh tế - kỹ thuật gắn liền với khoa học công nghệ, là một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất.

Bên cạnh đó, xu hướng chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo nhằm hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai. Theo đó, làn sóng phát triển năng lượng tái tạo đã tạo ra một số phát minh công nghệ trong các lĩnh vực, từ thiết kế máy móc đến kỹ thuật điện, từ chính sách đến phát triển nguồn nhân lực sao cho phù hợp với sự phát triển.

Về xu hướng phát triển các ngành dịch vụ, PGS.TS Đàm Sao Mai cho biết: Tỷ trọng các ngành dịch vụ của Việt Nam chiếm 41,5 - 42% vào năm 2020, tới năm 2025, tỷ trọng khu vực này sẽ chiếm khoảng 43-44% GDP của cả nước. Giáo dục đào tạo trực tuyến tăng nhanh đã góp phần giúp ngành dịch vụ thích ứng tốt hơn và phù hợp hơn với bối cảnh phát triển mới của thế giới.

Thương mại truyền thống tiếp tục phát triển mạnh, Việt Nam đứng vị trí thứ 6 trong nhóm 30 quốc gia có tiềm năng và mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ toàn cầu. Cùng với đó, thương mại điện tử, ngân hàng điện tử cùng với các nền tảng thanh toán trực tuyến được ứng dụng rộng rãi và phát triển mạnh mẽ thay thế dần thương mại truyền thống và dần trở thành một kênh phân phối ngày càng quan trọng, đã góp phần thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng, thúc đẩy mua sắm trực tuyến…

Ngoài ra, còn có các ngành có xu thế phát triển trong khối ngành này, như kinh tế truyền thông, công nghiệp thể thao, công nghiệp phần mềm và trò chơi giải trí, hàng thủ công mỹ nghệ và đương đại, nghệ thuật biểu diễn kết hợp giữa nghệ thuật dân tộc và nghệ thuật đương đại, công nghiệp điện ảnh.

Giới chuyên gia, các nhà khoa học cho rằng việc thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhất là đội ngũ chuyên gia trong các ngành kinh tế, kỹ thuật và công nhân lành nghề đang trở thành trở ngại lớn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Do đó, cần có những chính sách trọng tâm, giải pháp “đột phá” để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nguồn nhân lực

Tin cùng chuyên mục

Trường THPT Thượng Cát nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập

Trường THPT Thượng Cát nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhân kỷ niệm 20 năm thành lập

Quy định hưởng lương hưu đối với lao động nam và lao động nữ từ ngày 1/7/2025

Quy định hưởng lương hưu đối với lao động nam và lao động nữ từ ngày 1/7/2025

Lừa đảo vé concert

Lừa đảo vé concert 'Anh trai vượt ngàn chông gai': Luật sư 'bóc' mánh khóe tinh vi

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Không bắt buộc xét nghiệm nồng độ cồn 100% khi khám sức khỏe lái xe

Bão Manyi sắp vào Biển Đông, Bộ NN&PTNT chỉ đạo ứng phó

Bão Manyi sắp vào Biển Đông, Bộ NN&PTNT chỉ đạo ứng phó

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Lễ trao tặng danh hiệu

Lễ trao tặng danh hiệu 'Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú': Tôn vinh những 'người gieo chữ'

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Giải Golf Suntory PepsiCo gây quỹ gần 3 tỷ đồng cho bệnh nhi ung thư

Đà Nẵng: Tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu và học sinh 3 tốt, 3 rèn luyện

Đà Nẵng: Tuyên dương Nhà giáo trẻ tiêu biểu và học sinh 3 tốt, 3 rèn luyện

Khách hàng TP. Hồ Chí Minh trúng Vietlott Mega 6/45 gần 46 tỷ đồng

Khách hàng TP. Hồ Chí Minh trúng Vietlott Mega 6/45 gần 46 tỷ đồng

Thanh Hóa tổ chức cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Thanh Hóa tổ chức cầu truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Nhân sự địa phương: Hà Nội, Nam Định bổ nhiệm cán bộ; tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Nhân sự địa phương: Hà Nội, Nam Định bổ nhiệm cán bộ; tân Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An là ai?

Thời tiết biển hôm nay 17/11/2024: Có gió mạnh sóng lớn và mưa dông

Thời tiết biển hôm nay 17/11/2024: Có gió mạnh sóng lớn và mưa dông

Thời tiết hôm nay 17/11/2024: Chiều tối và đêm nay các tỉnh Miền Bắc trời trở rét

Thời tiết hôm nay 17/11/2024: Chiều tối và đêm nay các tỉnh Miền Bắc trời trở rét

Cập nhật thông tin về siêu bão Man-yi: Dự báo trở thành cơn bão số 9

Cập nhật thông tin về siêu bão Man-yi: Dự báo trở thành cơn bão số 9

Dự báo thời tiết hôm nay 17/11/2024: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù

Dự báo thời tiết hôm nay 17/11/2024: Bắc Bộ sáng sớm có sương mù

Cảnh giác khi mua đá thiên thạch trên không gian mạng

Cảnh giác khi mua đá thiên thạch trên không gian mạng

Ra mắt chuyên trang và trao giải cuộc thi giải pháp cải cách hành chính Thành phố Hà Nội năm 2024

Ra mắt chuyên trang và trao giải cuộc thi giải pháp cải cách hành chính Thành phố Hà Nội năm 2024

Quảng cáo thổi phồng

Quảng cáo thổi phồng 'trị đái tháo đường bằng 1 liệu trình' lừa dối người bệnh

Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh trao bằng tốt nghiệp cho 2.245 tân thạc sĩ, kỹ sư và cử nhân

Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh trao bằng tốt nghiệp cho 2.245 tân thạc sĩ, kỹ sư và cử nhân

Xem thêm