Người Chơ Ro ở Đồng Nai phát triển kinh tế nhờ trồng rừng bền vững

Để phát triển kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo, người Chơ Ro ở Định Quán, tỉnh Đồng Nai đã tham gia trồng rừng bền vững.
Nên xây dựng mô hình trồng rừng bền vững Hỗ trợ trồng rừng bền vững tại Việt Nam

Kể từ khi mô hình trồng rừng bền vững - FSC (chứng nhận quản lý rừng bền vững) ra đời, đã đem lại nguồn thu nhập khá cao cho đồng bào người dân tộc Chơ Ro ở xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Với tiền công trồng rừng từ 5-7 triệu và 1,5 -1,7 triệu đồng/ha chăm sóc và bảo vệ, thu nhập từ trồng và chăm sóc rừng của một người dân ở đây cũng đạt khoảng 35-40 triệu đồng cho khoảng130- 150 ngày công/năm. Với nguồn thu nhập ổn định này người dân đã từng bước ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo.

30 năm gắn bó với “rừng bền vững FSC”

Giờ đây người Chơ Ro ở Định Quán, Đồng Nai đã có nguồn thu nhập ổn định nhờ tham gia trồng và bảo vệ, chăm sóc rừng theo tiêu chí FSC.

Theo chân các cán bộ Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai và Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp La Ngà, chúng tôi có mặt tại Tổ 5, ấp 5 xã Thanh Sơn, huyện Định Quán, Đồng Nai để được nhìn thấy những cánh rừng được trồng và chăm sóc bởi 120 hộ dân là người đồng bào dân tộc Chơ Ro.

Người Chơ Ro ở Đồng Nai phát triển kinh tế nhờ trồng rừng bền vững
Già làng Út Lan kể về 30 năm gắn bó với làm rừng FSC

Già làng người Chơ Ro ở Thanh Sơn Điểu Thị Út Lan năm nay đã 58 tuổi, nhưng đã có 30 năm gắn bó với nghề trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng.

Theo Già làng Út Lan cho biết, cộng đồng 120 hộ dân người dân tộc Chơ Ro ở đây nhận khoán trồng, chăm sóc, vệ sinh rừng, phòng chống cháy rừng là 70 ha từ Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp La Ngà.

Theo đó, mỗi hec-ta công trồng rừng người dân Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp La Ngà trả 5 triệu đồng, và 1,7 triệu đồng/ ha công chăm sóc, bảo vệ rừng, mỗi năm người dân sẽ thực hiện hai đợt chăm sóc, bảo vệ rừng.

“Nếu tính theo ngày công lao động thì mỗi người dân tham gia trồng rừng được trả khoảng 250 nghìn đồng/ngày công, mỗi năm người dân tham gia khoảng 130 ngày công. Như vậy thu nhập cũng được trên 30 triệu/ người. Có những hộ dân gia đình có từ 3-4 người tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng thì thu nhập cũng được khoảng trên dưới 100 triệu đồng”, già làng Út Lan chia sẻ “Như vậy cùng với làm nông nghiệp thì việc tham gia làm rừng đã giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định, nhiều hộ gia đình đã thoát khỏi hộ nghèo, nhờ đó có cuộc sống ổn định, qua đó gắn bó với rừng và yêu rừng, bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của người dân chứ không chỉ còn là lợi ích của nhà nước hay của doanh nghiệp nữa”.

Kiên định mục tiêu “làm rừng bền vững”

Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp La Ngà (gọi tắt La Ngà) chia sẻ, hiện công ty đang quản lý, chăm sóc và bảo vệ khoảng 170 nghìn hec-ta rừng, trong đó rừng trồng sản xuất chủ yếu là keo ( hay còn gọi là Tràm) đang cho khai thác với tổng diện tích khoảng 5.900 ha.

Theo đó, La Ngà là công ty thành viên thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam – Công ty cổ phần (VINAFOR) và cũng là đơn vị thành viên của Nhóm chứng chỉ rừng thuộc VINAFOR.

Chứng chỉ rừng FSC (quản lý rừng bền vững) của Nhóm được cấp lần đầu vào tháng 9 năm 2013. Công ty luôn cam kết thiết lập và duy trì lâu dài hệ thống quản lý rừng bền vững, xây dựng và thực hiện các chính sách tuân thủ quy định về quản lý rừng bền vững của FSC.

Người Chơ Ro ở Đồng Nai phát triển kinh tế nhờ trồng rừng bền vững
Những khu rừng được cấp chứng chỉ FSC của Công ty La Ngà

“Để thực hiện các tiêu chuẩn để đánh giá được FSC, công ty phải xây dựng tiêu chuẩn, hệ thống quy trình theo thực tế sản xuất để nó đáp ứng được tiêu chí của FSC. Khi xây dựng được quy trình rồi thì quá trình áp dụng quy trình vào thực tế sản xuất để mình giám sát các hoạt động quản lý rừng nhằm đạt mục tiêu theo các tiêu chuẩn FSC”, ông Cường chia sẻ.

Nhờ phối hợp chặt chẽ với chính quyền và người dân địa phương, trong những năm qua công tác trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng của La Ngà được thực hiện tốt. Cũng theo ông Cường cho biết, cán bộ công ty chỉ làm công tác quản lý, giám sát còn các hoạt động còn lại chủ yếu là người dân địa phương. Mỗi năm La Ngà sử dụng từ 500-700 lao động là người dân địa phương tại xã Thanh Sơn của huyện Định Quán”.

Hiện sản lượng gỗ khai thác của La Ngà trung bình mỗi năm đạt khoảng 30.000 m3 tương đương 200 - 300 hec-ta, toàn bộ đều là gỗ keo thuộc rừng trồng sản xuất đạt chứng chỉ FSC.

Do các sản phẩm gỗ của La Ngà đã được cấp chứng chỉ FSC nên sản phẩm đồ gỗ của các doanh nghiệp chế biến từ nguồn gỗ của La Ngà là gỗ hợp pháp, hoàn toàn đáp ứng theo yêu cầu của Hiệp định VPA/FLEGT - Hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản được ký kết giữa Việt Nam và EU.

“Những gỗ mà có chứng chỉ FSC thì có lợi thế về thương mại hơn khi mà yêu cầu về “bền vững” và “hợp pháp” đã trở thành nguyên tắc cho các sản phẩm gỗ muốn xuất sang thị trường EU, Hoa Kỳ và nhiều nước khác. Do vậy các doanh nghiệp sẽ lựa chọn gỗ có chứng chỉ thay vì gỗ không rõ nguồn gốc”, ông Nguyễn Mạnh Cường cho biết.

Người Chơ Ro ở Đồng Nai phát triển kinh tế nhờ trồng rừng bền vững
Gỗ đạt chứng chỉ FSC có lợi thế cạnh tranh hơn và là tiêu chí bắt buộc để đảm bảo sản phẩm đồ gỗ được sản xuất từ nguồn gỗ hợp pháp được nhiều thị trường quốc tế yêu cầu

Bên cạnh đó, để hỗ trợ người dân địa phương sống được bằng nghề trồng rừng và gắn bó với rừng, Công ty La Ngà đã cử cán bộ kỹ thuật xuống từng thôn/ấp để hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc ở đây.

Toàn bộ cây giống, vật tư, kỹ thuật... được Công ty La Ngà hỗ trợ cho đồng bào dân tộc. Có những hộ gia đình là người dân tộc Chơ Ro đã gắn bó với rừng với Công ty La Ngà hàng chục năm nay.

Bà Lý Thị Nhiên ở Thanh Sơn chia sẻ, gia đình tôi chỉ có 4 người thì có đến 3 người tham gia ký hợp đồng trồng và chăm sóc rừng với Công ty La NGà, mỗi năm gia đình tôi thu nhập khoảng 100 triệu đồng mà chỉ tham gia làm 1/3 thời gian trong năm, thời gian còn lại chúng tôi làm nông nghiệp, tham gia sơ chế nông sản cho các công ty/xí nghiệp ở địa phương như: tách hạt điều, thu hái tiêu... nhờ đó không chỉ riêng gia đình tôi mà ở đây gia đình nào cũng có của ăn, của để. Đời sống kinh tế khá, nhờ đó an ninh trật tự được giữ vững và đảm bảo.

Có thể thấy, mô hình trồng rừng FSC có lợi thế hơn rất nhiều so với các loại rừng trồng theo cách làm truyền thống. Ngoài việc đem lại đời sống kinh tế ổn định nông dân trồng rừng, thì nhìn một tầm xa hơn, trồng rừng FSC phù hợp với chiến lược phát triển lâm nghiệp và môi trường Việt Nam.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Gỗ hợp pháp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lào Cai: Một người tử vong khi đang thi công công trình thủy lợi

Lào Cai: Một người tử vong khi đang thi công công trình thủy lợi

Vụ tai nạn điện xảy ra tại khu vực thôn Lùng Sán, xã Nàn Sín, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai khiến một công nhân đang thi công công trình thủy lợi tử vong.
Quảng Ninh: Sẵn sàng đón đầu làn sóng khách du lịch Halal

Quảng Ninh: Sẵn sàng đón đầu làn sóng khách du lịch Halal

Với tiềm năng khổng lồ thu hút được khách du lịch từ thị trường Halal, Quảng Ninh đang nỗ lực trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu trong khu vực.
Nghệ An: Công an huyện Quỳnh Lưu phá thành công chuyên án mua bán pháo nổ xuyên quốc gia

Nghệ An: Công an huyện Quỳnh Lưu phá thành công chuyên án mua bán pháo nổ xuyên quốc gia

Công an huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) vừa triệt phá thành công chuyên án mua bán trái phép pháo nổ xuyên quốc gia, thu giữ 280kg pháo nổ các loại.
Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Bắc Giang: Sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 28,1% so với cùng kỳ

Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 10 tỉnh Bắc Giang ước đạt gần 81 nghìn tỷ đồng, lũy kế 10 tháng đạt hơn 562 nghìn tỷ đồng, tăng 28,1% so với cùng kỳ.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Xây dựng vành đai xanh biên giới

Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang: Xây dựng vành đai xanh biên giới

Ngày 5/11, tại xã Ma Lé, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng Hà Giang cùng nhà tài trợ triển khai trồng 5.000 cây xa mộc tại khu vực vành đai biên giới, Mốc 412.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai họp bàn phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung - Việt

Lào Cai họp bàn phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung - Việt

UBND tỉnh Lào Cai họp thống nhất kế hoạch tham gia gian hàng và phối hợp tổ chức Hội chợ Kinh tế Thương mại và Du lịch Biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024
Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của Bắc Ninh giảm mạnh?

Sau nhiều tháng tăng liên tiếp, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10/2024 của tỉnh Bắc Ninh giảm mạnh.
Làng nghề Bát Tràng tích cực chuyển đổi số

Làng nghề Bát Tràng tích cực chuyển đổi số

Bát Tràng là làng gốm truyền thống có tuổi đời gần 700 năm. Khu làng cổ Bát Tràng rộng 5,2ha với 23 nhà cổ, 16 nhà thờ họ được xây dựng bằng gạch Bát Tràng cổ.
Mưa lớn khiến nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở tỉnh Hà Tĩnh bị chia cắt

Trong sáng 5/11, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có mưa lớn liên tục, cùng với lượng nước ở thượng nguồn đổ về khiến nhiều nơi bị ngập cục bộ, giao thông chia cắt.
Đà Nẵng: Bộ đội, công an dầm mưa giúp sơ tán vùng

Đà Nẵng: Bộ đội, công an dầm mưa giúp sơ tán vùng 'rốn lũ' Mẹ Suốt

Lực lượng chức năng TP. Đà Nẵng đã chủ động triển khai di dời khẩn cấp, kê cao tài sản giúp dân vùng rốn lũ Mẹ Suốt (quận Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng).
Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Tuần văn hóa, du lịch tỉnh Hòa Bình sẽ diễn ra từ ngày 15 - 23/11/2024

Từ ngày 15 - 23/11/2024, tại thành phố Hòa Bình, sẽ diễn ra Tuần văn hóa, Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 với nhiều hoạt động văn hóa, trải nghiệm hấp dẫn.
Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Vĩnh Long: Chỉ số sản xuất công nghiệp 10 tháng tăng 13%, ngành chế biến, chế tạo dẫn dắt

Một số ngành sản xuất chủ lực của tỉnh Vĩnh Long hoạt động khá khởi sắc trong 10 tháng đầu năm 2024, điển hình là sản xuất giày da, trang phục, phụ tùng xe...
Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, từ đó tìm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương.
Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Sáng nay 5/11, Tỉnh ủy Sơn La đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

‘Rốn lũ’ đường Mẹ Suốt (TP. Đà Nẵng) nước đang dâng lên rất nhanh, lực lượng chức năng giúp dân kê cao đồ và sơ tán khẩn cấp người dân để đảm bảo an toàn.
Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Với một địa phương có thế mạnh nông sản như Sơn La, livestream bán hàng đã trở thành công cụ hiệu quả để thu hút khách hàng, tăng doanh thu cho nông sản.
Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

10 tháng, xuất siêu của Nam Định đạt 913 triệu USD, liệu địa phương có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD?
Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Tỉnh Thanh Hóa công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng 205 lô “đất vàng” thuộc khu dân cư thuộc khu đô thị Đông Hương với số tiền hơn 354 tỷ đồng.
Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Hơn 5 năm triển khai đồng bộ chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Sóc Trăng đã tạo ra nhiều hiệu quả tích cực trong phát kinh tế nông thôn.
Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Thời gian qua, việc bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống đã giúp Sơn La thu hút lượng lớn du khách.
Huyện Bắc Yên - Sơn La  dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Năm 2024, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) được phân bổ hơn 84,8 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Dự án “Nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua phát triển chuỗi măng sạch” được tỉnh Sơn La triển khai trên địa bàn 19 xã của 5 huyện.
Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Mưa trắng trời, hàng loạt tuyến đường tại TP. Đà Nẵng ngập sâu, có nơi hơn nửa mét, lực lượng chức năng đã có mặt, phân luồng, đặt biển cấm đường nhiều nơi.
Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2024 của tỉnh Bình Phước ước tính tăng hơn 7% so tháng trước và tăng hơn 20% so với tháng cùng kỳ năm trước.
Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

10 tháng năm 2024, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp Hải Phòng tăng 14,45% so với cùng kỳ. Hải Phòng đang đẩy nhanh thành lập các khu, cụm công nghiệp mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động